Mệt là khi đợi hoài mà nhân viên không thay đổi. Sau đây là một số điều cơ bản các Sếp có thể kiểm tra khi coach nhân viên.
- Điều ta muốn có phải là điều nhân viên muốn?
Nguyên tắc cơ bản nhất trong coaching là người được coach phải muốn/ có commitment để thay đổi. Các sếp cần đặt câu hỏi để làm rõ điều mình muốn nhân viên thay đổi có phải là điều họ cũng THẬT SỰ muốn.
‘Không có thời gian’ là câu trả lời rõ ràng nhất cho sếp biết: ‘Mục tiêu này không quan trọng với tôi.’
Nếu họ trong lòng không thật sự xem chuyện thay đổi là quan trọng, coaching trong trường hợp này giống như một người thì muốn đi đằng Đông mà người kia nhất định phải kéo cho bằng được đi đằng Tây.
2. Ta có ‘cho phép’ nhân viên làm theo giải pháp của họ?
Các sếp thường có nhiều thông tin, nhiều trải nghiệm nên tầm nhìn rộng hơn nhân viên. Sếp thường dễ dàng nhìn thấy giải pháp cho nhân viên và có xu hướng muốn nhân viên làm theo giải pháp của mình. Rất nhiều khi đặt câu hỏi nhưng trong não đã có sẵn câu trả lời cho nhân viên.
Muốn nhân viên làm theo cách của mình có nhiều khi cũng giống như sếp thuận tay trái, nhân viên thuận tay phải mà sếp cứ muốn nhân viên phải viết tay trái giống mình.
Mỗi người có thế mạnh & niềm tin khác nhau. Nhiều khi cách thức sếp làm được mà nhân viên không thể làm được. Hãy lắng nghe để hiểu thế mạnh của họ ở đâu, hiểu họ có những niềm tin nào ngăn trở họ, giúp họ tháo gỡ những niềm tin này và khuyến khích họ dùng thế mạnh của họ để phát triển.
3. Nhân viên của bạn đã sẵn sàng để được coached?
Coaching đang là thuật ngữ ‘hot’. Tuy nhiên không phải nhân viên nào cũng sẵn sàng để được coached. Các sếp cần quan sát xem nhân viên mình đã có đủ kỹ năng/ kiến thức và mức độ cam kết chưa.
Khi chưa đủ kỹ năng, training sẽ là phương pháp phù hợp. Khi đã đủ kỹ năng mà thiếu commitment lại cần được inspired hơn là được coached.
Một vài quan sát nhỏ trên con đường coaching cho Managers & team, hy vọng giúp line managers & team hiểu nhau hơn và có những coaching conversations hiệu quả hơn.
Written by Pham Thi Thanh Thao