Vài tuần trước tôi bị ốm nặng. Ốm đến nỗi mà ăn xong chỉ có thể làm mỗi một việc là leo lên giường nằm. May sao đúng lúc có ‘một đứa’ book nhầm vé máy bay về lại Đảo quốc Sư tử nên đã đến tá túc vài hôm. ‘Đứa ấy’ nghĩ ra trò vui cho tôi: ‘Chị chị, hay là mình xem gameshow ‘Người ấy là ai’ đi, em thấy vui lắm đó’. Okay, ‘Vui’ chắc chắn là bạn emotion cần có mặt bên tôi lúc đó nên gật đầu ngay.
Đúng là vui thật. MC và Ban cố vấn tạo được độ engagement với người xem chương trình quá tốt. Trong ấy các bạn cố vấn gào lên khi nhìn thấy các ‘cực phẩm’ như thế nào thì ‘cái đứa’ ngồi cạnh tôi cũng loi choi y chang như thế. =)) Rồi Ban cố vấn bình luận và ‘xoi’ các chàng cực phẩm đến từng chi tiết ra sao thì ngoài đây có hai đứa cũng làm y hệt. ‘Nhìn chững chạc thế này chắc là đã có chủ rồi’, ‘Bạn kia nói chuyện chân thành quá chắc là còn độc thân’, … Không quá ngạc nhiên khi Trấn Thành tiết lộ đây là show giải trí có nhiều lượt view nhất hiện nay và rất nhiều khán giả chờ đợi đến thứ 6 để ngồi trước màn hình cùng trổ tài thám tử.
Nhưng có thật là chúng ta chỉ ‘phát huy’ hết tất cả khả năng quan sát, nhận xét và phán đoán của mình về một người nào đó khi bị trigger bởi một gameshow? Hay chúng ta chỉ làm chuyện này một cách có chủ định, có ý thức khi được ai đó hỏi xin ý kiến? Nếu bạn bắt đầu để ý và quan sát bản thân từ hôm nay, bạn sẽ có câu trả lời là ‘KHÔNG!’
Bạn có biết…
CHÚNG TA LÀ NHỮNG CHIẾC MÁY ĐÁNH GIÁ, LIÊN TỤC KHÔNG NGỪNG SẢN SINH RA NHỮNG MẨU ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ VIỆC VÀ CON NGƯỜI XUNG QUANH
Chúng ta thật ra đang làm việc tương tự trong gameshow NALA không phải hàng ngày mà là hàng giờ, hàng phút, hàng giây. Não chúng ta không ngừng thu thập thông tin qua các giác quan và liên tục đưa ra các kết luận hay còn gọi là Assessment (nhận định chủ quan). ‘Sếp hôm nay gặp mình mặt mày cau có, chắc là mình đã lỡ làm chuyện gì không hay rồi’, ‘Bạn kia nói chuyện với mình mà hay nhíu mày chắc là không hài lòng với những gì mình đang nói’, …
Những suy nghĩ này hoàn toàn tự nhiên của mỗi người. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy não chúng ta có xu hướng tránh những tình huống không chắc chắn (uncertainty). Do đó, là con người, chúng ta có nhu cầu mạnh mẽ để hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Và thế là chúng ta không ngừng tự đưa ra các nhận định/ câu trả lời cho bản thân.
‘As human beings, we have a powerful need to make sense of what’s going on around us‘ – Insights by Dr. Tasha Eurich*.
Điều này là hoàn toàn bình thường, chúng chỉ trở nên rắc rối khi chúng ta quá tin vào những nhận định của bản thân. Tại sao lại như thế?
KHÁ NHIỀU NHỮNG ĐÁNH GIÁ CỦA CHÚNH TA CÓ TÍNH ‘SÁT THƯƠNG’ CHO NGƯỜI KHÁC VÀ BẢN THÂN MÌNH
Khác với gameshow vui nhộn kia, khi mà các nhận xét thường mang lại tiếng cười; phần nhiều các đánh giá của chúng ta có khả năng gây ‘sát thương’ cho người khác và cho chính bản thân mình.
Nếu bạn đưa ra một assessment là mình đã làm gì sai để sếp phải cau có thì cả ngày hôm đó bạn sẽ phải cõng thêm bạn Lo lắng trên lưng đi khắp nơi. Nếu bạn nghĩ người đối diện không thích những điều bạn nói, có thể bạn sẽ có thêm Lo lắng, Mất tự tin, hoặc cũng có thể Bực mình, Bị tổn thương, Tức giận tham gia buổi nói chuyện ấy.
Và rất nhiều khi, vô thưởng vô phạt bạn xếp một (số) người nào đó và những cái rổ như không thật thà, nông cạn, nhanh nhẩu đoảng, bossy, aggressive, demanding… bạn sẽ rất khó làm việc với họ. Đơn giản vì từ lúc bạn xếp họ vào những cái rổ ấy, bạn không còn ‘nhìn thấy’ những điều trái với nhận định của bạn nữa mà bạn chỉ thấy những ‘chứng cứ’ hỗ trợ cho nhận định của bạn mà thôi.
Những cảm xúc khó chịu luôn luôn đi cùng với những đánh giá/ phân loại như thế. Chúng chính là nguyên nhân làm cho các mối quan hệ trong công việc trở nên khó khăn hơn và làm tổn hao khá nhiều năng lượng của bạn mỗi ngày.
NHỮNG MẨU ĐÁNH GIÁ ĐƯỢC SẢN XUẤT VỚI TỐC ĐỘ SIÊU NHANH
Ở những buổi coaching thử nghiệm đầu tiên, tôi failed liên tục. Bao giờ cũng thấy mình mong chờ, vô cùng hào hứng xen lẫn một chút hồi hộp để bắt đầu buổi coaching. Nói chuyện chừng 10-15′ là thấy mình bí lù không biết phải hỏi câu gì.
Tôi đã bế tắt trong một thời gian, không hiểu tại sao mình lại như vậy rồi đâm ra nghi ngờ khả năng coaching của mình. Sau một thời gian nghe lại các đoạn ghi âm, cảm nhận lại cảm xúc của mình ở từng đoạn hội thoại, tôi phát hiện mỗi khi những cảm xúc khó chịu như Bực mình, Lo lắng, Bị tổn thương đến ngồi cạnh là tôi bị bí. Khi tự hỏi mình câu ‘Cái gì làm mình có những cảm xúc ấy?’, tôi nhận ra sự có mặt của những câu assessments như: ‘bạn trông có vẻ bồn chồn, bạn đã chán buổi nói chuyện này rồi’ (Tổn thương), ‘bạn vừa nói ‘as I shared with you earlier…’, chắc bạn nghĩ mình không tập trung lắng nghe bạn’ (Bực mình)…
Những câu assessments đã nhảy ra trong não tôi với tốc độ quá nhanh, không kiểm soát được và hậu quả là tôi phải trải qua những cảm xúc khó chịu gây ảnh hưởng đến chất lượng của buổi nói chuyện.
Vậy làm cách nào để giảm ‘TÍNH SÁT THƯƠNG’ cho bản thân?
- Chấp nhận và tự nhận thức bản thân mỗi người chúng ta là những ‘chiếc máy đánh giá’, liên tục không ngừng tạo ra những đánh giá về sự việc và những người xung quanh.
- Mỗi khi bạn thấy mình có những cảm xúc khó chịu như Bực mình, Ghét, Bị tổn thương, Tức giận…, hoặc cảm thấy không thể làm việc với một (số) ai đó, tự hỏi mình đã đưa ra những đánh giá gì về sự việc/ con người đó?
- Kiểm tra lại xem những đánh giá của mình đã thật sự chính xác chưa?
Theo quan sát của tôi từ những buổi coaching, rất nhiều trường hợp chúng ta phải suffer là vì những đánh giá của mình về người khác/ sự việc xung quanh không chính xác và cứ ôm mãi những cảm xúc khó chịu ấy. Bài tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ cách giúp bạn kiểm tra lại những đánh giá của mình để sống vui hơn mỗi ngày.
Written by: Pham Thi Thanh Thao
Nếu bạn thích theo dõi các nội dung này, bạn có thể add friend trang cá nhân của tôi hoặc follow trang https://www.facebook.com/Executive-Coach-Pham-Thi-Thanh-Thao-870575319949064/?modal=admin_todo_tour
Nguồn tham khảo thêm:
*Dr. Tasha Eurich: an organizational psychologist, researcher, and New York Times best-selling author.
**Các bạn tham khảo bài trước để hiểu rõ hơn về Assessment ở bài https://overflowingbuckets.com/nang-luong-mot-ngay-lam-viec-cua-ban-di-dau/
*** Bạn có thể tham khảo thêm ở sách ‘Language and the pursuit of happiness‘ của Chalmers Brothers về Assessment và Assertion.