Bạn có bao giờ bị ‘đứng hình’ trong buổi phỏng vấn khi người ta hỏi ‘Bạn có những thế mạnh nào?’ Trước khi đi phỏng vấn, bạn mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị/ hoặc google xem người khác trả lời câu này như thế nào?
Bạn có bao giờ tự hỏi: Mình có điểm gì vượt trội hay khác biệt với bạn bè, đồng nghiệp xung quanh? Sao có những bạn giỏi ‘sell’ bản thân quá còn mình lẹt đẹt mãi vẫn không nổi bật trong mắt sếp?
Sau hơn một năm rong ruổi mang StrengthsFinder giúp sức cho các bạn/ anh chị quan tâm đến kế hoạch phát triển bản thân (Personal Development Plan), tôi nhận ra khá nhiều observations thú vị. Bài này sẽ nói về một vài quan sát mà tôi nhìn thấy ở tất cả khách hàng của mình. Số lượng mẫu vài trăm nên chắc cũng có độ tin cậy nhất định. 🙂
Observation 1: Không hiểu rõ mình có tài năng, thế mạnh gì.
Quan sát này chỉ đúng khoảng 50% khách hàng của tôi. Đó là khi các bạn chia sẻ cảm nghĩ khi mới nhận được kết quả của Gallup StrengthsFinder: Ôi em ngạc nhiên là tại sao mình có talents này/ talents kia. Thú vị hơn khi có bạn không thể hiểu tại sao mình lại có một số talent nằm trong top 1 hoặc top 3 (những talents được xem là mạnh nhất của bạn) và thậm chí trước đó lại còn tin rằng chúng điểm yếu của bản thân. Rồi sau đó vỡ oà sung sướng: Ôi thế đây là talents/ strengths mà bấy lâu nay em không biết.
Điều này khá dễ hiểu vì talents/ strengths là những hành vi, suy nghĩ và cảm xúc rất tự nhiên ở mỗi cá nhân chúng ta. Vì ta sử dụng chúng quá tự nhiên và dễ dàng, ta hoặc là không nhận thức được sự có mặt của chúng hoặc nghĩ rằng ai cũng làm tốt giống như mình.
Cách đây nhiều năm, một vài đồng nghiệp có chia sẻ một nhận xét về tôi: ‘Tôi thấy năng lượng của bạn cho công việc rất lớn. Bây giờ 6 giờ chiều mà nhìn bạn cứ như lúc 9 giờ sáng’. Tôi cảm ơn và nghĩ bụng: ‘Trời ạh, công ty này ai cũng thế mà, có gì là khác biệt đâu’, chưa hết lại còn ‘tự kỷ ám thị’: ‘Tại mình kém thông minh nên phải cần cù bù lại’. Khi unlock bộ talents của mình, tôi vỡ oà: ‘Ồ thì ra người ta nói mình có Achiever mà mình không biết’. Mặc dù Achiever là talent khá phổ biến trong top 3 trên toàn thế giới nhưng đây không phải là talent ai cũng có được. Sức mạnh của bạn talent này thì không có giới hạn. Đây là talent giúp bạn compete với chính bản thân mình: Một cuộc đo sức không có điểm dừng! Nếu bạn hiểu được cách nuôi dưỡng và mài giũa talent này, nó sẽ giúp bạn chạm đến những giấc mơ của mình.
Observation 2: Nhận thức được một số tài năng của bản thân nhưng không biết dùng để làm gì, kết hợp chúng ra sao để có được sức mạnh vượt trội.
Đây là quan sát tôi có được ở gần 95% khách hàng của mình. Khi bạn làm bài đánh giá của Gallup xong, ngay lập tức bạn nhận được một số reports. Tuy nhiên, những báo báo này khá chung chung, chỉ giải thích cho bạn biết tổng quan đặc điểm của những talents. Những insights khác như sức mạnh của các talents, dùng để làm gì, dùng khi nào, bạn đang chưa chín hay quá chín, kết hợp với các talents khác sẽ ra sao, làm sao để mài giũa chúng… thì Gallup chỉ cung cấp cho các coaches của họ.
Ví dụ như talent Achiever của tôi, nếu chỉ đọc mô tả thì biết được rằng bạn này sẽ lao động không mệt mỏi từ sáng sớm đến chiều tối (một dạng workaholic), nhưng bạn không biết rằng cần phải kết hợp với một số talents khác để mình không bận bịu từ sáng đến đêm khuya, từ ngày này qua ngày khác rồi cuối năm nhìn lại cái cần phải deliver để ghi công với sếp lại không xuất sắc, cái không cần thì làm dư quá chừng chừng, hoặc bạn có thể kiệt sức vì không học được cách nghỉ ngơi.
Observation 3: Hiểu bản thân nhưng không thể diễn đạt thành lời cho người khác biết mình vượt trội ở những điểm nào.
Quan sát này tôi gặp phải ở 100% khách hàng từ những bạn sinh viên/ học sinh cho đến các anh chị đang ở vị trí rất cao. Một trong những đặc điểm tôi thích nhất ở StrengthsFinder là nó cho chúng ta ngôn ngữ rất dễ nhớ, dễ hiểu và dễ diễn đạt các tài năng/ thế mạnh của mình một cách rõ ràng, logic, có hệ trống và có khoa học. Hơn thế nữa, StrengthsFinder cho chúng ta biết mình đang ở đâu trên con đường phát triển bản thân và cần làm gì để ngày một tỏa sáng hơn.
Mỗi cá nhân chúng ta thường sử dụng 10 talents/ strengths một ngày. Nếu không hiểu mình có những talents gì, hoặc ý thức được mà không biết dùng để làm gì thì sẽ không thể tạo được sự khác biệt (Differentiation) và không thể tạo ra đặc điểm nhận dạng cho bản thân (Identity). Còn hiểu bản thân mà không diễn đạt được thành lời thì sẽ rất khó làm cho mình tỏa sáng. Đơn giản thôi, không diễn đạt được thì cũng giống như những bạn không biết nên không nói ra được. Đừng quá mong chờ sếp mình sẽ nhận ra tất cả 10 talents/ strengths của bạn. Một số sếp có talent Maximizer & Individualization có thể làm chuyện ấy, nhưng tôi chưa gặp ai có thể mô tả 10 talents/ strengths của team mình một cách chính xác và dễ hiểu nếu không có công cụ StrengthsFinder.
Tại sao bạn phải lặn lội đến Starbuck để uống một ly cafe mà không phải là Trung Nguyên hay mua đại một cốc ở cô bán cafe đầu hẻm? Hoặc nếu bạn có chọn cốc cafe của cô đầu hẻm thì tại sao bạn không mua của bác đứng cách đó vài chục mét? Chắc chắn có điểm gì đó khác biệt ở cốc cafe bạn chọn mua. Những quán cafe không tạo được sự khác biệt sẽ không qua khỏi các cuộc sàng lọc của người tiêu dùng.
Xác suất để bạn tìm thấy một người giống hệt top 5 của mình là 1/33 triệu. Xác suất để bạn tìm gặp một ai đó giống hệt top 10 là con số siêu nhỏ (ai tính được comment giúp tôi :)). Câu hỏi dành cho bạn: BẠN ĐÃ SẴN SÀNG ĐỂ KHÁM PHÁ VÀ TẠO NÊN GIÁ TRỊ KHÁC BIỆT CHO CHÍNH MÌNH CHƯA?
Nếu bạn đã sẵn sàng hành trình khai phá tiềm năng và làm cho bản thân ngày một tỏa sáng, hãy liên hệ tôi qua pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com. Chúng ta sẽ có 30 phút trao đổi về mục tiêu bạn đang hướng tới. Đây là quà tặng dành cho các ‘tay leo Everest’ – những bạn luôn tin rằng mình có nhiều tiềm năng và luôn khao khát phát triển bản thân.
#OBStrengthsFinder #Obphattrienbanthan #OBEverestClimbers #OBTalents&Strengths