Nostalgia

Trong thế giới không ngừng biến động, công ty bạn đã và đang chuẩn bị cho sự thay đổi đến đâu rồi?Là team leader/ new line manager, bạn có phải đối mặt với tính ì của tổ chức?

Resilience, Leadership Agility, Adaptability, Change Management… là những phẩm chất giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển trong thế giới VUCA (volatility, uncertainty, complexity, and ambiguity) luôn biến động không ngừng.

Khi một tổ chức lớn chuyển mình để thích ứng với thay đổi, việc phải sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, luân chuyển nhân sự, thay đổi quy trình báo cáo/ cách thức làm việc là điều luôn luôn xảy ra. Những công ty lớn còn có cả vị trí CTO (Chief Transformation Officer) để lead change management project cho mỗi quốc gia.

Trong các công ty này, các chương trình đào tạo giúp nhân viên chuẩn bị tâm lý cho việc thay đổi được thực hiện chỉnh chu nhưng tính ì (resistence to change) vẫn âm ỉ trong từng bộ phận.

Trong bài này, mình chia sẻ trải nghiệm cá nhân là một employee (người đã trải qua nhiều lần công ty tái cấu trúc) và cả kinh nghiệm coaching (khi làm việc với CTO) khi đối mặt với thay đổi qua góc nhìn của thế giới cảm xúc.

Theo trải nghiệm và quan sát của mình, thử thách lớn nhất và là rào cản cho Change Management là NOSTALGIA (Hoài niệm).

Nostalgia có thể đến với bất kỳ ai. Từ một bạn nhân viên bình thường đến những anh chị ở vị trí C-level.

Khi cảm xúc này có mặt, chúng ta thường không quan tâm vì cảm giác nó mang lại rất dễ chịu: cảm giác hoài niệm/ nhớ nhung – giống giống như khi ta nhớ lại những khoảnh khắc đẹp với người yêu cũ vào một buổi chiều mưa bên tách trà nóng. ;))

Khi những ký ức đẹp quay về: hồi đó công ty làm ăn được, cho nhân viên đi chơi nước này nước kia/ team building cho đi du thuyền…; hồi đó sếp cũ tốt lắm, quyết đoán, luôn truyền cảm hứng, quan tâm, bảo vệ mình ra sao… thường làm cho ta cảm giác man mát buồn và một chút gì đó lãng mạn.

Nostalgia không khó chịu làm ta lên huyết áp như Tức/ Giận hay mất ngủ như Lo/ Sợ nên chúng ta thường không để tâm. Nhưng hãy cẩn thận. Sức công phá của nó không hề nhỏ và có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của mình.

Làm cách nào mà Nostalgia chi phối được chúng ta?

Theo nghiên cứu của Dan Newby và Curtis Watkins, mỗi cảm xúc đều có thông điệp riêng và có sức đẩy bắt chúng ta phải hành động theo ý muốn của chúng.

Nostalgia’s message: The past was better than the present, and I’d like to go back.
The impulse for action: To yearn for the past.
Source: The field guide to emotions by Dan Newby and Curtis Watkins

“The past was BETTER than the present” là điểm mấu chốt trong thông điệp của Nostalgia. Cảm xúc này luôn gợi ta nhớ về quá khứ khi gặp khó khăn trong hiện tại. Và đương nhiên thì quá khứ (không hề có thử thách như hiện tại) thì lúc nào cũng tốt hơn.

Hồi còn làm ở vị trí Regional CMI Senior Manager, cứ tầm sáu tháng là mình phải chuẩn bị tinh thần cho một đợt thay đổi cấu trúc. Lần thay đổi cuối cùng và mình có cảm giác dài đằng đẵng là lần mình bị chuyển team và không còn được báo cáo cho anh sếp soái ca. Mọi quyết định, phong cách lãnh đạo của sếp mới đều được Nostalgia mang ra so sánh với sếp cũ và thế là khoảng cách giữa hai người càng lúc càng lớn.

Chưa kể Nostalgia còn rủ thêm Thất vọng (Sếp gì mà phong cách lãnh đạo kỳ lạ thế…) hoặc Tức/ Giận (Ra quyết định như thế là sai…).

“I’d like to go back” là thông điệp chính xác có với mình lúc đó. Đã mấy lần đòi xin theo sếp cũ mà không được.

Tương tự như thế, khi tổ chức phải đối mặt với biến động, tình hình thực tế bao giờ cũng muôn vàn khó khăn. Có những ngày, chỉ cần nhìn thấy được một bước tiếp theo để bước tiếp đã là quá may mắn. Thì việc có mặt của Nostalgia sẽ chẳng giúp ích gì khi nó chỉ nói chúng ta là: thực tế quá khó, quá mệt mỏi và hãy quay lại để sống trong quá khứ vàng son.

Trong thế giới biến động không ngừng, hãy luôn nhắc nhở mình:

Tỉnh táo “CẮT ĐỨT MỐI QUAN HỆ” với Nostalgia. 🙂

CHẤP NHẬN THỰC TẠI. Quá khứ đã là quá khứ.

Chúng ta đã vượt qua rất nhiều thử thách trong quá khứ. Bây giờ đã đến lúc ĐÓN NHẬN THỬ THÁCH MỚI để viết thêm một chương mới đẹp lung linh.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm Nostalgia?
Bạn đã vượt qua thử thách của cảm xúc này như thế nào?

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Executive & Corporate Well-being Coach

Hello Emotions! program

Team bạn có được thoải mái thể hiện cảm xúc khi làm việc cùng nhau?
Hay thể hiện cảm xúc là điều cấm kỵ trong văn hoá công ty?

Khi các thành viên trong team được thể hiện cảm xúc, ảnh hưởng của việc này ra sao?
Cả team hiểu và gắn bó với nhau hơn hay làm cho tình hình thêm căng thẳng?

Ở nhiều nơi làm việc, cảm xúc , đặc biệt là cảm xúc tiêu cực, vẫn còn là điều cấm kỵ. Những cuộc họp quan trọng có thể phải dừng lại nếu như cuộc thảo luận bắt đầu trở nên gay gắt. Nếu lắng nghe và quan sát kỹ, bạn có thể thấy, không có một cảm xúc nào được gọi tên.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi cảm xúc (tiêu cực) được gọi đúng tên, nó luôn luôn làm tổn thương những người trong cuộc.

Thử tưởng tượng, trong một cuộc họp, có ai đó nói với bạn: “Tôi thất vọng về bạn!” – nhiều khả năng, bạn sẽ trằn trọc hết vài tuần.

Còn nếu sếp nói: “Anh/ chị đang rất lo sợ trong tình huống này” – chắc bạn cũng sẽ mất ngủ cùng sếp.

Chuyện gì đang xảy ra?

Từ hồi còn đi học cho đến khi có đủ bằng cấp để bước vào văn phòng làm việc, chúng ta rất hiếm được học, được bổ sung kiến thức về cảm xúc. Mỗi khi căng thẳng, chúng ta hoặc là bộc phát (sau đó hối tiếc), kềm nén (rồi ấm ức) hoặc lãng tránh (rồi không giải quyết được vấn đề).

Theo nghiên cứu của Dan Newby và Curtis Watkins, mỗi cảm xúc đều có nét đặc trưng độc đáo. Chúng có thông điệp riêng và có sức đẩy bắt chúng ta phải hành động theo ý muốn của chúng.

Hiểu được bản chất của cảm xúc: Cảm xúc từ đâu mà ra, gọi đúng tên cảm xúc trong mỗi tình huống, hiểu được thông điệp của cảm xúc có liên quan là ta đã có thể nhìn thấy cách giải quyết vấn đề.

Thất vọng (Disappointment) là cảm xúc rất phổ biến nơi công sở. Không hiểu rõ được bản chất của Thất vọng (chỉ là nhận được điều không đúng kỳ vọng), người trong cuộc dễ dàng chuyển sang Tức (Resentment) hoặc Giận (Anger) với những thành viên khác trong team.

Disappointment’s message: This isn’t what I expected.
The impulse for action: to look for the disconnect.

Anger’s message: This is wrong or unjust.
The impulse for action: to punish

Resentment (Ấm ức‘s message): it shouldn’t be like this; this is unfair; I shouldn’t have to do this.
The impulse for action: to resist and get even.

Source: The field guide to emotions by Dan Newby and Curtis Watkins

Thay vì nói: Tôi thất vọng về bạn.
Sẽ hiệu quả hơn, công việc sẽ chạy nhanh hơn nếu ta nói: đây không phải là điều tôi kỳ vọng. Sau đây là những điều tôi kỳ vọng về dự án này…

Hello Emotions! là chương trình được thiết kế nhằm giúp team leader và các thành viên cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung/ ngôn ngữ chung trong những tình huống căng thẳng có liên quan đến cảm xúc.

Không chỉ có thế, cả team sẽ cùng nhau học cách nuôi dưỡng những cảm xúc lành mạnh cho sức khoẻ tinh thần của tập thể.

Nếu bạn cần một facilitator giúp team bạn có một không gian an toàn, nhẹ nhàng, gần gũi để bắt đầu hành trình tìm hiểu cảm xúc, bạn chỉ cần inbox hoặc email cho mình qua pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com. Email/ tin nhắn của bạn sẽ được hồi âm trong vòng 24 giờ.

P.S.
Hôm trước mình facilicate StrengthsFinder workshop, mình rất ngạc nhiên khi một bạn cho sếp bạn ấy feedback là: lần chị ấy nhờ mình đến chia sẻ kiến thức về thế giới cảm xúc cách đây hơn một năm, bạn thật sự trân trọng và cảm động. Lần đó bạn đã bắt đầu hiểu sếp bạn thật sự quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của cả team.

Chia sẻ của bạn làm mình nhớ đến World Economic Forum report 2025. Báo cáo này có một đồ thị thú vị. Nó cho thấy công ty không nghĩ rằng việc hỗ trợ well-being của employee là quan trọng trong việc giữ nhân tài, nhưng trong suy nghĩ của employee thì hoàn toàn ngược lại và gap trong hai suy nghĩ này là lớn nhất so với các yếu tố khác được khảo sát như cung cấp các khoá học reskill/ upskill, cho nhân viên làm việc tại nhà, có chế độ hưu trí tốt… và thậm chí là tăng lương.

P.P.S.
Chân thành cảm ơn các anh chị senior leaders tại Sun Life đã tin tưởng và cho phép mình đồng hành cùng team qua chương trình Hello Emotions! trong gần một năm. Chân thành cảm ơn em Thảo Nguyễn, hiện là Finance Business Partner tại Sun Life, đã chia sẻ cảm nhận sau chương trình.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Executive & Corporate Well-being Coach

Link đến World Economic Forum report:
https://reports.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs_Report_2025.pdf

Chatter

Chatter – the international bestseller by Ethan Kross

Tác giả Ethan Kross là tiến sỹ, giáo sư từng đoạt giải thưởng tại Khoa Tâm lý học Đại học Michigan và Trường Kinh doanh Ross. Anh là giám đốc Phòng thí nghiệm Emotion & Self-control.

Ethan đã tham gia thảo luận chính sách tại Nhà Trắng, phát biểu tại TED và SXSW, và tham vấn với một số giám đốc điều hành và tổ chức hàng đầu thế giới. Anh được phỏng vấn về nghiên cứu của mình trên CBS Evening News, Good Morning America, Anderson Cooper Full Circle và NPR’s Morning Edition. Nghiên cứu của anh được giới thiệu trên The New York Times, The Wall Street Journal, The New Yorker, The New England Journal of Medicine và Science.

Chatter là gì?

Theo định nghĩa của Ethan, Chatter là một phần của tiếng nói nội tâm (inner voice) trong mỗi chúng ta.

Chatter là vòng lặp của những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực không lối thoát, khiến cho quá trình tự quan sát và phân tích các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi bản thân (introspection) trở thành một lời nguyền cho chính mình.

Chatter xuất hiện khi chúng ta gặp sự cố trong công việc hoặc hiểu lầm về bạn bè/ người thân yêu hoặc trải qua một sự kiện chấn động tâm lý, ta bắt đầu suy nghĩ nhiều về chúng và chìm đắm trong cảm xúc tồi tệ. Sau đó, chúng ta lại nghĩ về nó. Và lại nghĩ về nó. Chúng ta tự vấn với hy vọng khai thác được người hướng dẫn bên trong mình nhưng thay vào đó lại tìm thấy nhà phê bình bên trong mình. Cái vòng luẩn quẩn tiêu cực đó tạo ra Chatter.

Mình nhận ra: chiêm nghiệm, tự soi xét bản thân là việc nên làm. Nhưng nếu tự soi xét và thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân (ví dụ như tự chỉ trích bản thân) lặp đi lặp lại từ ngày này sang ngày khác, tạo thành thói quen thì đó là dấu hiệu ta đã bị Chatter kiểm soát.

Trong cuốn sách này, mình ấn tượng nhất là kết quả nghiên cứu tâm lý học của tác giả về RUMINATION và THE CORUMINATION TRAP.

RUMINATION (tạm dịch: nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại một vấn đề nào đó)

Nếu dành thời gian quan sát tâm trí, chúng ta dễ dàng nhận ra bản thân có thói quen hay nhớ lại chuyện quá khứ. Những suy nghĩ tiêu cực, được nhớ lại/ nghiền ngẫm/ nhai đi nhai lại theo thời gian sẽ được tăng thêm sức mạnh. Đến một lúc nào đó, chúng trở thành niềm tin, suy nghĩ chủ đạo, thống trị và chi phối tâm trí. Và đó cũng chính là lúc chatter tạo ra sức công phá khủng khiếp cho sự nghiệp, cho sức khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần.

“Trời ạ, mình vừa ném hỏng một cú bóng trong trận thi đấu được chiếu trực tiếp trên truyền hình quốc gia”.

Một câu tự nhận xét nghe có vẻ rất bình thường này đã hạ gục Rick Ankiel – cực cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp của đội St. Louis Cardinals. Anh đã phải dừng thi đấu ở lúc đỉnh cao của sự nghiệp, mất thêm vài năm để vượt qua chatter của chính mình. 

Không chỉ làm tổn hại cho bản thân, chatter còn có khả năng giận cá chém thớt. Nghiên cứu cho thấy những suy nghĩ tiêu cực về những mối quan hệ căng thẳng trong công ty có thể làm ta quạu quọ/ nổi giận vô cớ với người trong gia đình.

THE CO-RUMINATION TRAP

Khi chúng ta mệt mỏi, cảm thấy bị tổn thương/ bị đối xử bất công hoặc bị chấn động vì một sự kiện nào đó, điều rất bình thường là chúng ta tìm đến người thân/ bạn bè để chia sẻ. Làm thế, ta cảm thấy nhẹ lòng, cảm thấy được an toàn và kết nối với người thương yêu.

Đọc sách, bạn sẽ giật mình khi đọc những nghiên cứu của Ethan về Co-rumination – mình không tìm được từ tiếng Việt – tạm hiểu là cái sự chia sẻ/ kể đi lể lại một sự kiện tiêu cực cho nhiều người và được cộng hưởng của một tập thể.

Việc kể đi kể lại của người trong cuộc làm cho chính bản thân người này phải trải nghiệm lại những cảm xúc tiêu cực nhiều lần. Thay vì giận ai đó một lần. Kể thêm 4 lần cho 4 người bạn thì người này phải trải nghiệm cơn giận tổng cộng 5 lần. Những người bạn nếu càng hỏi sâu, hỏi chi tiết những tình tiết, lại càng đào sâu vào trải nghiệm đau thương.

Với người nghe, nếu phải nghe càng nhiều, họ càng mệt mỏi và có xu hướng lãng tránh/ xa cách. Điều này khiến người trong cuộc cảm thấy cô đơn, cảm thấy như không ai hiểu mình và càng làm cho chatter trầm trọng hơn.

Theo Ethan, điều nên làm là đồng cảm ở mức độ vừa đủ và giúp cho người trong cuộc có góc nhìn mới để vượt qua Chatter của họ.

Những kết luận trên có được từ nghiên cứu từ những sự kiện lớn ở Mỹ như sự kiện 11/9, những vụ thảm sát ở trường học… khi các nhà nghiên cứu quan sát và đo lường trạng thái tinh thần của người trong cuộc và những người thân có liên quan khi họ chia sẻ lại trải nghiệm trong các group chat và trên mạng xã hội.

Một điều thú vị nữa mình học được là những hình ảnh bạo lực có tổn hại lên sức khoẻ tinh thần dù là chỉ xem chúng trong một thời gian rất ngắn. Trong một nghiên cứu, nhóm của Ethan đã cho đối tượng nghiên cứu xem những hình ảnh gây khó chịu (ví dụ như cảnh máu me) trong vòng HAI GIÂY (những người tham gia đã đồng ý xem những hình ảnh như vậy). Kết quả biểu hiện hoạt động cảm xúc trong não cho thấy những hình ảnh này gây đau khổ. Giờ thì mình đã hiểu tại sao FB làm mờ một số hình ảnh bạo lực và hỏi chúng ta có sẵn sàng xem chúng không rồi mới cho xem.

Đọc Chatter, bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện thú vị từ những nhân vật nổi tiếng đã bị Chatter khống chế ra sao, học thêm được nhiều bài học thú vị từ nhiều nghiên cứu tâm lý học và các công cụ tác giả đã nghiên cứu có thể giúp chúng ta thoát khỏi Chatter.

Chatter, theo cảm nhận của cá nhân, là quyển sách không thể không đọc cho những ai thích tìm hiểu các hoạt động của trí não và thích việc chiêm nghiệm vì chiêm nghiệm không đúng cách thật sự nguy hiểm.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach
I partner with team leaders to co-create strengths-based cultures

Ngày Đêm

Sáng. Mở cửa ra là thơm nức một bầu trời. Thơm từ ngoài sân ùa vào trong phòng khách.

Chẳng biết tối qua tụi rau ăn đêm rồi rủ nhau tắm sương, ngắm sao thế nào mà sáng ra đứa nào đứa nấy thơm tho, lớn lên trông thấy.

Khổ qua bụng tròn lẳn. Dền tranh thủ nhón gót thêm vài phân. Đám cà chua chưa biết ra hoa là gì, toàn lá là lá mà cũng thơm nức mùi cà chua chín mới bổ.

Mình. Chẳng thể nào tập trung chạy bộ cho yên. Chốc chốc phải dừng lại. Nhìn ngắm. Hít hà.

Tần dày lá

Nó không được mình đón về nhà. Họ hàng nó ở trên ban công nhà hàng xóm giáp với miếng sân sau.

Hôm kia, đang lui cui dọn dẹp, chị hàng xóm ới: “Em ơi, ăn rau này không? Chị cho về trồng.”

Mình. Cây này là cây gì. Nhất định không ăn rau lạ. “Em không ăn đâu. Cảm ơn chị!”

Má biết chuyện. “Sao không lấy. Má thích cây tần dày lá đó lắm.”

À thì ra cũng có tên :P.

Vài tuần sau. Nó đã có mặt ở sân sau. Má hớn hở. “Hay thiệt con, có một nhánh rớt xuống thôi mà giờ thành một bụi.”

Ai nói rau không có lỗ tai. Nghe mời cái là nhào qua liền. Chẳng biết ngại ngùng khách sáo. 😛

Lộc vừng

Vừng to béo nhất nhà. Một mình nó chiếm hết khoảng sân. Không chừa ai chút nắng.

Vừng là nơi chim sẻ về ngủ mỗi tối. Sáng ra cả xóm ồn ào tiếng chim. Ai cũng thích. Mỗi tội lúc mưa dông, vừng vui mừng quá mức. Nó cứ lắc lư ca hát cùng mưa gió. Cả xóm đau tim. Sợ vừng đổ ập xuống chùm dây điện trước nhà.

Má biểu vừng phải đi…

Vừng đi. Cái sân nhỏ trước nhà ngập nắng. Rau cỏ phổng phao.

Mình. Thỉnh thoảng cũng nhớ vừng. Mà cũng chẳng cần nhớ lâu. Mấy cái rễ còn sót lại của nó vươn lên bao nhiêu là cành là lá. Cứ ba bốn hôm phải cắt bỏ không thì lại lấn sang rau.

Tết. Má hay đòi mua vạn thọ hoặc sống đời. Mình. “Mua chi tốn tiền má. Tết này chưng mấy nhánh của thằng vừng là đủ trường sinh bất tử.” 😛

Chanh

Nhà thì nhỏ mà quân số có đến nửa tá. Đứa nào đứa nấy cao hơn mái nhà. Không cây nào có trái. Vậy mà cũng được thương. Tình yêu mù quáng nhỉ? ;))

Cơ mà chanh lại đi thương sâu xanh. Vài ba tháng lại mang biếu tặng hết bộ lá. Cứ ngỡ chanh sẽ chết vì tình yêu mù quáng. Sâu thành bướm rồi tụi nó lại xanh tươi.

Mãng cầu. Vứt hạt cái lên. Tưởng chỉ cho chút mát vì nơi ở chỉ là một ụ đất nhỏ. Tết năm rồi cho hơn chục trái. Ngọt muốn rụng răng. Giờ lại đang ra bông.

Trang. Không có hoa má mang nhánh lá xanh lên cúng Phật. Một thời gian rễ trắng mọc đầy bình. Thỉnh thoảng lại ra hoa ngay trên bàn Phật. Hoa tàn mang ra sân cắm lại được thêm một cây trang.

Sâm đất. Lén lút mọc trộm cho má ăn. Ở đâu cũng sống dù là được ở nơi đất thịt hay len lõi giữa mấy hòn sõi trên lối đi.

Sương sâm. Cắt bỏ mấy lần vẫn tiếp tục leo dọc bờ tường. Mua hè. Hai chén sương sâm mỗi ngày là ruột gan mát lạnh.

Đậu bắp. Hết trái. Cắt ngang thân không còn một chiếc là mà vẫn tiếp tục đâm cành ra trái mới.

Ai nói sống đời thực vật là không còn sự sống. Càng mỏng manh, sức sống càng mãnh liệt, phi thường.

Hết ngày rồi đêm. Hết đêm lại đến ngày.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach
I partner with team leaders to co-create strengths-based cultures