Thỉnh thoảng tôi hay đố vui các khách hàng dễ thương: bạn có thể viết ra top 5 tài năng/ thế mạnh của mình? Rồi tôi tò mò hỏi bạn: Làm sao biết được mình có những điểm mạnh đó? Câu trả lời trong hầu hết các trường hợp sẽ là: sếp em/ người xung quanh em nói cho em biết.
Câu trả lời này là hết sức bình thường. Chúng ta thường dựa vào đánh giá của người khác, thông thường là sếp, đồng nghiệp, đối tác… để biết mình có những điểm mạnh nào, làm tốt/ xuất sắc ở đâu.
Ngày xưa tôi cũng vậy. Luôn chờ đợi mid-year/ year end review để biết được mình có những thế mạnh nào. Vui sướng khi biết được năng lực của mình được công nhận. Niềm tin về điểm mạnh của bản thân được củng cố bằng những giải thưởng như Chiến sỹ thầm lặng, Nhân viên ưu tú của năm, hoặc được nằm trong top nhân viên có tiềm năng được thăng tiến trong năm tới…
Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu như những người đã đánh giá bạn rất tốt ra đi? Hoặc bạn bị ‘quăng’ vào một môi trường mà những người có quyền đánh giá bạn lại cho bạn những đánh giá hoàn toàn trái ngược với những gì bạn được biết về mình trước đây? Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn phải sống với những đánh giá như thế vài tháng hoặc cả năm trời?
Mỗi người sẽ có một câu trả lời cho riêng mình tuỳ thuộc vào trải nghiệm của bản thân. Với tôi đó là một khoảng thời gian ‘bão táp’. Từ một người nhận được rất nhiều đánh giá tốt và giải thưởng, tôi bắt đầu nghi ngờ năng lực bản thân. Sau gần một năm thì hoàn toàn lạc lối.
Tôi đã đổ thừa hoàn cảnh, đổ thừa những người có quyền đánh giá năng lực của mình. Thế nhưng sau khi hiểu rõ về tài năng/ thế mạnh của mình, tôi hiểu được rằng chính mình phải là người chịu trách nhiệm cho tất cả những gì mình đã trải qua.
Tôi đã hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá người khác để biết mình là ai. Giống như thế giới này trước khi cái gương được phát minh, tôi phải đi hỏi những người xung quanh là mình đẹp xấu thế nào (bỏ qua chuyện ra cái ao soi bóng đi nha 🙂 ). Nếu người ta nói mình đẹp thì an tâm vui sống, còn người ta nói mình xấu thì đau khổ và tự dằn vặt bản thân.
StrengthsFinder giống như một chiếc gương. Chiếc gương ấy cho tôi biết được thật sự mình có tài ở chỗ nào, thật sự mạnh ở đâu, chỗ nào cần phải nỗ lực hơn để giỏi hơn nữa. Chiếc gương còn giúp tôi đủ sáng suốt và bình thản đón nhận những phản hồi không được tích cực. Vì tôi đã hiểu rõ mình và biết mình cần phải làm gì để tốt hơn.
Viết đến đây tôi lại nhớ hồi nhỏ xíu xiu có một số bạn tinh nghịch. Ngồi ăn chung hay chọc mình là ‘Trên mặt bạn dính cái gì kìa’. Hồi nhỏ sẽ thấy xấu hổ lật đật đưa tay lên lau mặt rồi nhận được một trận cười tinh quái. Nhưng nếu có một chiếc gương, mình sẽ bình tĩnh hơn mang ra xem sự thật thế nào rồi hẵn hành động.
Bạn có muốn có một chiếc gương để biết mình xinh đẹp như thế nào? Hay bạn mãi mong chờ người khác nói bạn biết mình đẹp ra sao?
GIÁ TRỊ/ THẾ MẠNH được xây dựng từ sự hiểu biết thấu đáo về bản thân mình và SỰ CÔNG NHẬN CỦA CHÍNH MÌNH sẽ vững chải trước mọi giông bão ‘định kiến/ phán xét’. StrengthsFinder coaching có thể giúp bạn bắt đầu hành trình này từ hôm nay. Bạn là người quyết định bạn nhé!
Bạn có thể inbox để đăng ký one-on-one coaching hoặc tham dự group coaching: BUILD YOUR STRENGTHS FROM WITHIN từ hôm nay.