Trong một rừng những Year End review tràn ngập niềm vui và tự hào, cũng không hiếm những post kể về những khó khăn, trở ngại, mất mát trên chặng đường đã qua.
Nếu bạn thấy mình lặng đi một tí, thấy tim mình âm ấm, thấy thương thương bạn kia một tí, hoặc thậm chí là vui vui một tí, bạn đừng vội trách mình là đang ‘thương hại’ hay ‘vui trên nỗi đau của người khác’. Thật ra đó là khoảnh khắc bạn đang có Empathy và Compassion ở bên mình.
Empathy nói: mất số tiền đó chắc là buồn lắm, không được promotion mà nỗ lực nhiều vậy chắc là thất vọng ghê lắm. Rồi Empathy rủ Buồn và Thất vọng đến ngồi cạnh bạn một lúc để bạn cảm nhận được chút mất mát của người kia.
Sau khi nếm một tí ‘hương vị’ của Buồn và Thất vọng, bạn thấy thương thương cho họ. Đó chính là khoảnh khắc bạn đã có Compassion.
Compassion không đơn thuần chỉ là thương mà là HIỂU NGƯỜI KIA ĐANG ĐAU (SUFFER) NHƯ THẾ NÀO ĐỂ THƯƠNG.
Khi Compassion đến thì NIỀM VUI (HAPPINESS) cũng đến. Đó không phải là niềm vui vì người khác đang đau khổ, mà vui vì mình đã thương được thêm một người. Thương một người vì hiểu được nỗi đau của họ không phải là điều dễ dàng. Happiness đến để tưởng thưởng cho ta đã làm được chuyện khó khăn là điều dễ hiểu.
Ta đang sống trong thế giới mà các giá trị như Cứng cỏi (Tough), Đòi hỏi cao (Demanding), Cầu toàn (Perfectionism), Nhanh (Fast), Tốc độ (Speed)… đang được ưa chuộng. Empathy & Compassion nghe thật yếu đuối thì có lợi ích gì?
Sau đây là những điều tôi đã trải nghiệm và đã quan sát được trên con đường coaching của mình:
1. Giúp Bình Tĩnh đến nhanh hơn mỗi khi có đại gia đình Anger càn quét qua ta 😉
Ta chỉ có thể CHO ĐI nếu mình thật sự DƯ THỪA. Nếu một người thật sự hạnh phúc, tràn đầy năng lượng tích cực, chắc chắn mình sẽ có thể cảm nhận năng lượng ‘dư thừa’ từ người đó.
Ngược lại, nếu họ đang suffer, mình cũng sẽ nhận được những năng lượng tiêu cực dư thừa từ họ.
Ai đó tức giận, quát tháo, chỉ trích người khác. Ẩn sâu bên trong có thể họ đang sống với những Nỗi Sợ (sợ bị thất bại/ sợ bị đánh giá…) hoặc cũng có thể họ đang suffer vì sự khắt khe quá mức với bản thân mình (self-criticism). Họ luôn chỉ trích/ trừng phạt bản thân khi làm sai. Nếu đặt mình là họ, chắc mình cũng cảm thấy khổ sở vì những cảm xúc khó chịu đang hành hạ mỗi ngày.
‘Người kia đang suffer điều gì đó’ là câu ‘thần chú’ tôi vẫn thường nhắc nhở mình mỗi khi bực/ giận ai. Compassion đến ngay sau đó làm cơn giận qua nhanh.
2. Khi bình tĩnh đến, ta thường ít phải hối tiếc vì những quyết định/ cách ứng xử của mình trong những tình huống căng thẳng.
3. Sống thanh thản nhẹ nhàng hơn
Làm cho mình bình tĩnh lại có nghĩa là tự giúp bản thân mình thoát được ảnh hưởng từ các bạn cảm xúc khó chịu. Khi ta dành càng ít thời gian ở cạnh các cảm xúc khó chịu… thì các bạn cảm xúc dễ chịu như Bình yên, Vui Vẻ… có thêm nhiều thời gian với chúng ta hơn.
Một vài mẹo nhỏ để nuôi dưỡng Empathy & Compassion để có thể mang ra dùng lúc ‘dầu sôi lửa bỏng’
1. Mỗi khi bực mình, khó chịu ai đó, HÍT THỞ SÂU và CHẬM rồi tự hỏi mình:
- Nếu đặt mình vào vị trí của họ, tại sao mình lại hành xử như vậy?
- Họ đang suffer chuyện gì mà mình chưa biết?
- Nếu mình trong tình huống của họ, với cùng nguồn lực (nhận được kiến thức, sự giáo dục từ gia đình y hệt như họ, sống trong môi trường họ đang sống…) thì mình có hành xử khác đi được không?
2. Dừng lại một chút để cảm nhận cảm xúc đang làm họ suffer, để cảm nhận được nỗi đau họ đang trải qua.
3. Nếu đã làm tất cả những điều trên mà vẫn chưa thể mời Compassion đến, thì có thể trước hết ta cần tập Thương chính mình (Self-compassion).
Written by: Pham Thi Thanh Thao