Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại…

… hay có xu hướng trừng phạt người đã làm mình GIẬN, như là nói những lời làm tổn thương họ, cáu gắt, to tiếng, cắt đứt mối quan hệ…
…cứ thấp thỏm không yên khi LO LẮNG một điều gì đó không rõ ràng.
…NUỐI TIẾC, TỰ DÀY VÒ BẢN THÂN vì những lỗi lầm trong quá khứ.

Đó là bởi vì năng lượng của những cảm xúc “tiêu cực”/ khó chịu bao giờ cũng rất mạnh mẽ. Mỗi khi những cảm xúc này bất ngờ ập đến, chúng ta dễ dàng bị kiểm soát, bị bắt buộc phải hành động theo những kiểu mẫu phản ứng (reaction pattern) đặc trưng của chúng.

Mình GIẬN ai đó là có lý do. Họ đã làm SAI một điều gì đó: có thể là đã không giữ lời hứa, bóp méo sự thật, nói dối, hoặc mình đã nói rồi mà họ cứ lặp lại cùng một hành vi/ không chịu thay đổi…

Và bạn có quan sát thấy…Mỗi khi cơn giận đã nhen nhóm trong lòng, nếu mình không mở lời thì thôi, một khi đã nói thì cho dù người kia có im lặng lắng nghe hay đáp trả thì cục lửa giận của mình như được đổ thêm dầu. Càng nói mình càng giận, càng giận mình càng dùng nhiều từ ngữ mang tính “sát thương” cao.

Và bạn có thử quan sát cơ thể mình lúc đó… Tim bạn đập nhanh ra sao? Cổ bạn có nghẹn lại, khó thở? Hơi thở có nặng nề? Bao tử có quặn lên? Lồng ngực/ vai/ tay/ các cơ có gồng lên với nhiều căng thẳng?

Và rồi cơn Giận chưa chắc đã tiêu tan khi mình đã “xả” ra ở cái lần đầu tiên ấy. Có đôi khi nó quay lại nhắc nhở, mỗi khi chuyện cũ hay hình ảnh của cái người làm mình giận quay về. Và rồi cả cơ thể của mình lại bắt đầu một đợt phản ứng mới.

Ví dụ vừa rồi là một chuỗi những phản ứng dây chuyền điển hình của một cảm xúc phổ biến: Giận (Anger).

TÁC NHÂN (Triggers: là một sự việc gì đó/ ai đó/ suy nghĩ nào đó) xảy đến sẽ tạo ra CẢM XÚC.

CẢM XÚC tạo ra NĂNG LƯỢNG (energy), XUNG ĐỘNG (vibration)/ hay CẢM GIÁC (sensation) trên CƠ THỂ.

NĂNG LƯỢNG/ VIBRATIONS/ SENSATIONS trên CƠ THỂ kích thích/ thúc đẩy/ xui khiến mình hành động/ phản ứng bộc phát (REACTION).

REACTION được lặp đi lặp lại một thời gian dài sẽ tạo ra REACTION PATTERN (kiểu phản ứng bộc phát đặc trưng) và là THÓI QUEN CÓ HẠI cho sức khoẻ bản thân và các mối quan hệ xung quanh.

Hồi mới lên vị trí quản lý team, mình nóng giận khi nhân viên cấp dưới làm sai một việc gì đó. Khi được đề bạt lên những vị trí cao hơn, những cơn nóng giận không bớt đi mà đến với mình thường xuyên hơn với cường độ lớn hơn mỗi khi tác nhân (nhân viên làm sai) xuất hiện. Mình đã có “thói quen” nóng giận vì những sai sót của cấp dưới vì phản ứng nóng giận đã được lặp đi lặp lại thường xuyên theo năm tháng. Sức khoẻ của bản thân và chất lượng các mối quan hệ vì thế mà bị bào mòn theo.

TIN VUI:
1. Cảm xúc ĐẾN RỒI ĐI
2. Mục đích của mỗi cảm xúc là muốn nói cho mình một THÔNG ĐIỆP nào đấy để ra quyết định, chứ chẳng phải để ta tự làm tổn thương mình hay những người xung quanh.

Cách để phá vỡ vòng lặp mệt mỏi này khá đơn giản:

      1. QUAN SÁT CƠ THỂ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của một cảm xúc nào đó, ví dụ như mình thì cảm nhận đầu tiên về Giận là ngực mình hơi nặng một chút.
      2. Nhanh chóng đưa sự tập trung vào HƠI THỞ để lấy lại bình tĩnh kịp thời mỗi khi cảm xúc vừa nhen nhóm, không cho chúng chế ngự mình.
      3. Khi đã bình tĩnh, thiền tập và nhìn sâu được INSIGHTS, mình có thể thực tập buông bỏ những thói quen phản ứng có hại.

Mời bạn xem một video ngắn mình vừa nhận được từ một em đồng nghiệp cũ mới gửi sáng nay. Julie, tiến sỹ, nhà tâm lý học, cũng chia sẻ cùng một quan sát:

CẢM XÚC ĐẾN RỒI ĐI. Chúng không bao giờ ở lại mãi mãi. Tập trung QUAN SÁT HƠI THỞ và chúng sẽ qua nhanh.

Link đến video chia sẻ của Tiến sỹ Julie: https://vt.tiktok.com/ZSRt4dRBt/

P.S. Khóa học LẮNG NGHE CẢM XÚC sẽ được mở vào tháng 11. Mời bạn xem thêm thông tin đăng ký ở phần event của trang, hoặc email cho mình pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com để nhận thông tin chi tiết.

NỘI DUNG KHOÁ HỌC LẮNG NGHE CẢM XÚC SẼ GIÚP BẠN:

      1. Biết được cách NHẬN DIỆN, PHÂN BIỆT và HIỂU THÔNG ĐIỆP của từng cảm xúc thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày.
      2. Biết được cách DỪNG LẠI để HIỂU và CHUYỂN HOÁ những cảm xúc “tiêu cực”/ khó chịu thường gặp như: Thất vọng (Disappointment), Bực bội (Frustration), Giận (Anger), Tức (Resentment), Lo (Anxiety), Sợ (Fear), Ganh tị (Envy), Nuối tiếc (Regret), Tự chỉ trích bản thân trước khi chúnng tạo thành những kiểu mẫu phản ứng tiêu cực.
      3. Biết cách NUÔI DƯỠNG những cảm xúc “tích cực”/ dễ chịu: Bình tĩnh (Calmness), Bình an (Peace), Biết ơn (Gratitude), Can đảm (Courage), Vui cho người khác (Sympathetic Joy) Thấu cảm (Empathy), Cảm thông (Sympathy) và Thương (Compassion & Self-compassion) để có thêm nhiều Hạnh phúc mỗi ngày.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
#langnghecamxuc