Healing and Recovery

HOPE là cảm xúc còn đọng lại sau khi mình đọc Healing and Recovery của Tiến sỹ, Bác sỹ David R. Hawkins. Đây là cuốn số 8 trong series 9 cuốn của tác giả.

Healing and Recovery cho mình góc nhìn hoàn toàn mới về bệnh mãn tính/ bệnh nan y, những nỗi sợ, những biến cố/ nghịch cảnh có thể xảy đến với bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào trên hành trình cuộc sống của mỗi người.

BỆNH MÃN TÍNH VÀ BỆNH NAN Y

Bạn tin rằng bệnh mãn tính/ bệnh nan y (ung thư chẳng hạn) phần lớn là do ăn uống mà ra? Hay do sống trong môi trường bị ô nhiễm? Do vi khuẩn/ virus?

Bạn sẽ vô cùng bất ngờ khi biết được “quyền lực” của TÂM TRÍ (MIND) của chúng ta: Nghĩ gì/ tin gì thì sẽ thành sự thật.

Và những cảm xúc tiêu cực đặc biệt là GUILT (TỘI LỖI) góp phần không nhỏ tạo ra những căn bệnh này.

Bác sỹ Hawkins, với trải nghiệm mang trong người hơn một tá những căn bệnh mãn tính* trong một thời gian dài, đã chia sẻ công thức LETTING GO đơn giản để vượt qua những căn bệnh này.

Nếu bạn đọc xong Letting go (quyển số 9) mà vẫn còn thắc mắc chưa hiểu kỹ thuật Letting go cảm xúc tiêu cực là phải làm sao thì Healing and Recovery sẽ cho bạn câu trả lời tường tận nhất.

NHỮNG NỖI SỢ

Mình có rất nhiều nỗi sợ: sợ bị bệnh nan y, sợ hết tiền phải sống cảnh màn trời chiếu đất, sợ những biến cố xảy đến với người thân, … và cả sợ … dơ 😂.

Đọc Healing and Recovery xong mình VUI DỄ SỢ 🤩 khi mà hiểu được dù là một nỗi sợ lớn như sợ chết hay một nỗi sợ nhỏ như sợ chuột thì tụi nó cũng chỉ là SỢ. Và tất cả những nỗi sợ đều sử dụng chung một nguồn năng lượng được tích trữ theo thời gian do việc bị dồn nén (ví dụ như dù sợ nhưng vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ, nén những nỗi sợ vào trong).

Năm tháng trôi qua, năng lượng Sợ bị dồn nén giống như một bình ga được nạp đầy và thế là bất cứ một trigger/ sự kiện nào trong cuộc sống đều cũng có thể làm cho năng lượng này “xì ra” làm cho mình sợ.

Sợ cũng như bất cứ một cảm xúc tiêu cực nào khác, điểm mấu chốt là tập trung vào việc xả bỏ NĂNG LƯỢNG của nó. Những tác nhân bên ngoài không phải là thủ phạm gây ra những nỗi sợ mà chính là “bình năng lượng Sợ” đã được tích luỹ lâu ngày đang tìm cách “xì hơi” ra.

Bằng cách áp dụng phương pháp Letting go năng lượng của Sợ, chúng ta có thể từ từ xả bỏ năng lượng Lo Sợ để tâm trí sáng suốt/ bình an (mà không cần phải tự thử thách mình tham gia các trò chơi nguy hiểm để rèn luyện bản thân vượt qua những nỗi sợ).

Note: Emotion = E-MOTION = Energy in motion (cái này không có trong sách, mình học được từ chương trình đào tạo Coaching).

BIẾN CỐ VÀ NGHỊCH CẢNH

Bạn đã trải qua bao nhiêu cơn bão trên hành tình cuộc sống của mình?

Bản thân mình đếm sơ sơ là hơn một bàn tay 😂. Trước khi đọc sách, ai hỏi mình có dám trải nghiệm lại những cơn bão đó không, câu trả lời là cũng còn sợ lắm.

Healing and Recovery đã cho mình một sự tự tin vô bờ bến 😝.

Mình học được là bản chất của việc đối phó với biến cố/ nghịch cảnh (tai nạn, người thân qua đời, li hôn, thảm hoạ…) thật ra cũng chỉ là giải quyết NĂNG LƯỢNG của cảm xúc tiêu cực. Và những biến cố này là golden opportunity giúp chúng ta xả bỏ năng lượng tiêu cực đã được tích luỹ theo thời gian.

Bạn đã đọc Healing and Recovery chưa? Cho mình biết trải nghiệm/ kết quả thực hành của bạn với nhé.

P.S.:

**Nhiều bạn nói với mình là đọc sách của bác sỹ David R. Hawkins khó hiểu. Bản thân mình cũng không hiểu hết cả quyển sách. Nhưng mà mình đọc với tâm thế TUỲ DUYÊN. Phần nào hiểu được, thực hành được thì làm. Không hiểu thì là do duyên mình chưa tới. Và mình tin là một ngày nào đó mình sẽ hiểu được những phần còn lại.

*Một số bệnh mãn tính bác sỹ Hawkins có kể trong cuốn Letting go: chứng đau nửa đầu mãn tính, đau nhức tai, viêm xoang, dị ứng, viêm da, bệnh gút, cholesterol, loét tá tràng mãn tính và không đáp ứng với mọi phương pháp điều trị y tế, viêm tuỵ, viêm dạ dày, tăng tiết axit, co thắt môn vị từng đợt, viêm đại tràng, viêm túi thừa (đôi khi xuất huyết phải truyền máu), viêm khớp cột sống cổ, hội chứng thắt lưng phải được điều trị chỉnh hình, bệnh rung động (hội chứng Raynaud), mất cảm giác và sắp hoại tử các đầu ngón tay do mất tuần hoàn, trầm cảm, u nang lông ở gốc cột sống, viêm phế quản và ho mãn tính, viêm sụn, sưng đau chỗ nối xương sườn và xương ức, mất xương quanh chân răng, mất cân bằng năng lượng tổng thể…

Yuval Noah Harari

Yuval Noah Harari, một cái tên rất quen thuộc với những ai đã đọc và yêu mến cuốn Homo Sapiens: A Brief History of Humankind (Lược Sử Loài Người).

Được xuất bản năm 2014, Homo Sapiens nhanh chóng trở thành international bestseller với hơn 25 triệu bản in, được dịch ra 50 ngôn ngữ, và được cựu tổng thống Barack Obama, Bill Gates và Mark Zuckerberg giới thiệu với công chúng.

Đã đọc và rất thích Homo Sapiens, mình không hề ngạc nhiên về sự thành công của cuốn sách này. Điều làm mình ngạc nhiên và “không thể tin nổi” khi được biết Harari đã nhiều lần công bố trên báo chí và các phương tiện truyền thông:

Những khoá thiền Vipassana retreats đã giúp TÂM TRÍ anh CÂN BẰNG, tập trung để hoàn thành ba cuốn best sellers: Homo Sapiens, Homo Deus và 21 Lessons for the 21st Century.

Khi đang theo học chương trình Tiến sỹ tại Oxford, một người bạn đã rủ rê Harari thử tham gia một khoá thiền Vipassana. Anh ấy đã nghĩ đó là một loại mê tín hoặc giáo phái nào đó, và đã từ chối. Sau một năm kiên nhẫn thuyết phục, người bạn đã “kéo” được Harari sang Ấn tham gia một khoá thiền 10-ngày, hướng dẫn bởi Thầy S.N. Goenka.

Ở lần retreat đầu tiên, Harari đã rất ngạc nhiên về cách giảng dạy thực tế của phương pháp thiền Vipassana. Nó không phải là những thể loại lý thuyết thần bí hay là những câu chuyện thần thoại như những gì anh từng nghĩ về thiền định.

Sau đây là phần trả lời của Harari trên tạp chí Vogue (India) về những trải nghiệm của anh về Vipassana Meditation:


SS: You share quite the connection with India and you’ve spoken extensively on how Vipassana has shaped you and your success…

YNH: While I was doing my doctorate at Oxford, a good friend nagged me for a year to go try a Vipassana meditation course. I thought it was some kind of superstition or cult, and since I had no interest in hearing yet another mythology, I declined. But after a year of patient nudging he got me to give it a chance.

Previously I knew very little about meditation and presumed it must involve all kinds of complicated mystical theories. I was therefore amazed by how practical the teaching turned out to be. The teacher at the course, SN Goenka, instructed the students to sit with crossed legs and closed eyes, and to focus all their attention on the breath coming in and out of their nostrils. “Don’t do anything,” he kept saying, “don’t try to control the breath or to breathe in any particular way. Just be aware of the reality of the present moment, whatever it may be. When the breath comes in, you are just aware—now the breath is coming in. When the breath goes out, you are just aware—now the breath is going out. And when you lose your focus and your mind starts wandering in memories and fantasies, you just know—now my mind has wandered away from the breath.” It was the most important thing anybody ever told me.

The meditation retreat lasted for 10 days. It was the most difficult thing I did in my life. Trying to stay focused on reality was incredibly difficult, because the mind constantly tries to avoid confronting unpleasant realities. I think I learned more about myself and about humans in general during these 10 days than I learned in my whole life before. And to do so I didn’t have to accept any myth. I just had to observe reality as it is. The most important thing I realised was that the deep source of my suffering is in the patterns of my own mind. When I want something and it doesn’t happen, my mind reacts by generating suffering. Suffering is not an objective condition in the outside world. It is a mental reaction generated by my own mind.

SS: Any advice for those who want to explore meditation?

YNH: I would give people three warnings about starting to meditate. First, it is serious and hard work. You often encounter things in yourself that you spend your whole life escaping— maybe it í your fears, maybe your guilt, maybe your boredom. It can be a very difficult experience. Secondly, because it can be so difficult, don’t try to do it all by yourself. Look for a good teacher. Thirdly, don’t look for special experiences. It is a method to get to know yourself better and accept reality as it is. Sometimes people think that if they experience something special, or if they have some very pleasant feeling, this is a good meditation, while if they just feel pain or fear or boredom, this is a bad meditation. That’s not the case. If you mediate for an hour and feel nothing but pain and boredom but you get to know your pain and boredom better and you learn how to accept them, that’s a wonderful meditation.


Harari đã chia sẻ trong buổi trò chuyện với India Today Conclave rằng anh ấy đã thiền tập với phương pháp Vipassana được 18 năm (cộng thêm 5 năm từ ngày video được đăng tải trên Youtube, đến nay chắc phải 23 năm); mỗi ngày 2 giờ và mỗi năm tham gia retreat các khoá 60-ngày.

Theo hiểu biết của mình, điều kiện để tham dự được khoá 60 ngày là cần tham dự ít nhất 7 khoá 10-ngày, 1 khoá 20-ngày, 2 khoá 30-ngày, 2 khoá 45-ngày và nhiều lần tham gia phục vụ thiện nguyện tại các khoá retreats của thầy Goenka.  

Harari nhận bằng Tiến Sỹ tại Đại học Oxford, hiện là Giáo sư tại Khoa Lịch Sử Đại họcJerusalem. Anh thường xuyên tham gia thảo luận các vấn đề toàn cầu với các nguyên thủ quốc gia và đã có các cuộc trò chuyện với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. Harari cũng đã gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Argentina Mauricio Macri, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thị trưởng Thượng Hải Ying Yong.

Mùa thu năm 2022, Harari xuất bản bộ sách dành cho thiếu nhi Unstoppable Us. Cuốn sách nhanh chóng trở thành sách bán chạy nhất của New York Times, nằm trong danh sách những cuốn sách dành cho trẻ em hay nhất năm 2022 của tờ báo này.

Harari đi thuyết trình khắp nơi trên thế giới về các chủ đề được khám phá trong sách của anh ấy. Anh cũng viết bài cho các ấn phẩm như The Guardian, The Financial Times, The New York Times, TIME và The Economist.

Kể sơ sơ công việc và thành tựu của Yuval Noah Harari để thấy rằng anh ấy chắc hẳn cũng không rảnh hơn chúng ta :). Và hy vọng bài chia sẻ này sẽ mang đến câu trả lời cho những bạn/ anh chị hay hỏi mình: Làm sao tìm được 2 giờ để thực tập thiền Vipassana mỗi ngày. ^^

Link của bài phỏng vấn và những đoạn chia sẻ của Harari trên các phương tiện truyền thông:

Vogue India: https://www.vogue.in/content/yuval-noah-harari-on-how-vipassana-shaped-his-success-story/amp

The India Today Conclave: https://youtu.be/gTHXQIYpoxo

Yuval Noah Harari & Newsweek Belgium: “The Future of Sapiens” at the Lotto Arena- Antwerp, January 2020″: https://youtu.be/iuq_mFKL9ik

About Yuval Noah Harari: https://www.ynharari.com/about/

In case bạn thắc mắc “Đăng ký khoá Vipassana retreats ở đâu?” ^^: https://www.dhamma.org/en/courses/search

Never split the difference by Chris Voss

Tác giả, Chris Voss, là cựu chiến binh có 24 năm phục vụ ở Cục điều tra liên bang của Mỹ (FBI) với vai trò chuyên gia đàm phán trong các vụ bắt cóc con tin quốc tế. Ông hiện là nhà sáng lập của The Black Swan Group, công ty cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn về kỹ năng đàm phán (negotiation skill) cho các công ty trong danh sách Fortune 500.

Một cái tựa thật khó hiểu. Và mình sẽ chẳng bao giờ mua quyển sách này cho dù cái bìa hiện rõ dòng chữ “Over 2 million copies sold” và được Adam Grant endorsed “This book blew my mind”.

Cơ mà 3 ký tự FBI có sức nặng của nó =)). Cục tò mò lại phình to hơn khi mà bạn giới thiệu sách bảo: “Em đã hoàn toàn thay đổi nhờ quyển sách này”. Wowww!

Trong trí tưởng tượng của mình, FBI là những người có cái đầu lạnh và trái tim lại càng lạnh. Chriss Voss đã xác nhận trí tưởng tượng của mình đúng …nhưng chỉ đúng ở thời xa lắc và FBI đã phải trả giá cho sự lạnh lùng này.

Những thất bại liên tiếp buộc họ phải nhìn lại công thức đàm phán khô khốc, dựa trên những lập luận logic. Cuối cùng FBI phải thừa nhận Trí tuệ (Mind) và Trái tim (Heart) có sức mạnh ngang nhau trong những tình huống cực kỳ căng thẳng. Dù sao thì khủng bố cũng là con người, họ cũng có trái tim và cảm xúc.

FBI đã tìm hiểu công trình nghiên cứu của nhà Kinh tế học Amos Tversky và nhà Tâm lý học Daniel Kahneman. Kahneman là người đã đạt giải Nobel và đã chia sẻ kết quả nghiên cứu với công chúng trong quyển bestseller “Thinking fast and slow”.

Nghiên cứu của Tversky và Kahneman đã chứng minh con người chịu sự chi phối của  COGNITIVE BIAS (tạm dịch: THIÊN KIẾN NHẬN THỨC). Thiên hướng này làm cho nhận thức của chúng ta vô lý và bóp méo góc nhìn của ta về sự việc/ thế giới.

Nếu bạn đã đọc Thinking fast and slow, bạn học được rằng trí não chúng ta có 2 hệ thống tư duy: System 1 và System 2. System 1 phản ứng nhanh, phản ứng dựa trên bản năng và bị chi phối bởi cảm xúc. System 2 hoạt động chậm, có cân nhắc và đưa ra các chọn lựa/ quyết định hợp lý. Nhưng mà System 1 luôn phản ứng trước System 2. Khi một sự việc xảy ra, System 1 ngay lập tức đưa ra phản ứng đầy cảm tính; kết quả của phản ứng này sau đó chi phối cách lập luận/ ra quyết định của System 2.

Điều này có nghĩa là nếu bạn biết cách chi phối System 1 hay là chi phối cảm xúc của người đối diện, bạn có thể tác động/ điều khiển cách lập luận của System 2 của người này và ảnh hưởng lên quyết định của họ.

Không thể chối bỏ ảnh hưởng của Cảm xúc lên quyết định tưởng chừng như “hợp lý” của mỗi con người, FBI đã mang trí tuệ cảm xúc vào các cuộc thương lượng chuộc lại con tin.

Xuyên suốt quyển sách, bạn sẽ thấy EMPATHY (sự Thấu cảm) là yếu tố được tác giả nhấn mạnh lặp đi lặp lại, là yếu tố then chốt mang lại thành công trong nhiều vụ đàm phán “đau tim” của FBI và vô số những tình huống trong công sở mà Chris đang đào tạo cho học viên của ông: deal lương/ promotion với sếp, follow up payment đã quá hạn với khách hàng, thương lượng giải quyết các xung đột trong công ty… Vô vàn những tình huống mà mỗi chúng ta phải đau đầu hàng ngày, hàng giờ.

Tại sao Empthay lại có sức mạnh ghê gớm như vậy?

EMPATHY CREATES HEALTHY HUMAN CONNECTION!

Khi đối tác cảm nhận được Empathy từ chúng ta, họ hiểu mình đã hiểu họ đang cảm nhận như thế nào. Một khi NHU CẦU ĐƯỢC THẤU HIỂU được thoả mãn, họ sẵn sàng mở lòng để chia sẻ những khó khăn, lắng nghe những khó khăn của chúng ta và mở rộng tâm trí để thương lượng giải pháp cho cả hai bên.

Empathy trong đàm phán không có nghĩa là chúng ta phải biến thành những người yếu mềm, phải đồng thuận với bất cứ mong đợi/ yêu cầu từ phía đối tác.

Empathy trong đàm phán là làm cho đối tác CẢM NHẬN ĐƯỢC rằng chúng ta thật sự quan tâm đến họ, HIỂU ĐƯỢC CẢM XÚC của họ và cho họ cảm nhận được chúng ta đang CHÂN THÀNH mong muốn HIỂU HỌ ĐANG MONG ĐỢI ĐIỀU GÌ.

Đọc đến đoạn này, mình vỡ oà là tại sao rất nhiều vụ alignment trong công ty hồi đó phải họp đi họp lại, tốn rất nhiều thời gian, công sức mà chẳng đi đến đâu. Hồi đó mình chỉ quan tâm đến những điều mình cần nói/ cần thuyết phục bên kia/ bắt họ phải làm theo ý mình (để thể hiện mình có POWER, có khả năng INFLUENCE người khác), chứ chưa bao giờ quan tâm đến những khó khăn và cảm nhận của họ.

LẮNG NGHE LÀ KỸ NĂNG CỐT LÕI ĐỂ ĐỐI TÁC CẢM NHẬN ĐƯỢC EMPATHY CỦA CHÚNG TA

Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy, khi ai đó CẢM NHẬN ĐƯỢC LẮNG NGHE, họ có xu hướng lắng nghe chính mình kỹ càng hơn và sẵn lòng để tự đánh giá lại những ý tưởng của họ; họ sẽ ít bảo vệ lập luận của mình hơn, ít phản bác ý tưởng của người khác và cũng sẵn lòng lắng nghe đối phương. Được lắng nghe giúp họ bình tĩnh và có những quyết định/ chọn lựa hợp lý.

Mình đã bất ngờ thú vị khi gặp lại 3 con số “mầu nhiệm” đã được học từ chương trình Ontological coaching trong cuốn sách này: 7-38-55. Đây là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý học Albert Mehrabian: khi một thông điệp được nói ra/ truyền tải, chỉ có 7% đến từ Từ ngữ, 38% đến từ cảm xúc khi diễn đạt thông điệp này và 55% đến từ ngôn ngữ cơ thể (cách ngồi/ đứng/ biểu hiện nét mặt…) của người nói.

Trong các cuộc đàm phán căng thẳng, FBI negotiators không thể nào nhìn thấy được người đang bắt giữ con tin. Tất cả đều trao đổi qua điện thoại. Tính mạng của con tin được tính bằng giờ và chỉ cần để vuột mất một thông tin quan trọng nào đó cũng có thể tạo ra một cuộc thảm sát. Và thế là không chỉ có FBI negotiator lắng nghe qua điện thoại. FBI có một ĐỘI để cùng lắng nghe. Họ lắng nghe rồi phân tích cách dùng từ ngữ, cảm nhận cảm xúc, để thật sự hiểu bên kia muốn gì.

EXPECT THE UNEXPECT (HÃY LUÔN MONG ĐỢI ĐIỀU BẤT NGỜ TRONG CÁC CUỘC THƯƠNG LƯỢNG)

Trong các cuộc “get alignment” ở các công ty đa quốc gia, chúng ta thường mong đợi mọi chuyện phải nhanh, gọn, lẹ. Chúng ta tin/ kỳ vọng rằng các bên nên/ phải đồng thuận với quan điểm/ đề xuất/ ý tưởng của mình và thế là thường thất vọng/ tức giận khi ý kiến của mình bị bác bỏ.

Bí mật nằm ở đâu? Nó không nằm ở ý tưởng/ quan điểm/ “mối quan hệ” của các bên. Nó nằm ở KỲ VỌNG/ MONG ĐỢI của các bên.

EXPECT THE UNEXPECT là kim chỉ nam của FBI và cũng là điều Chris nhấn mạnh trong tất cả các chương trình đào tạo kỹ năng đàm phán trong doanh nghiệp.

Điều unexpect là những sự kiện/ mẩu thông tin nằm ngoài khả năng phán đoán của chúng ta; chúng có thể là những tình huống vô tiền khoáng hậu – hoàn toàn trái ngược với niềm tin/ kiến thức/ trải nghiệm trước đây. The Black Swans là tên gọi mà Chris đã đặt cho những thông tin loại này.

*The Black Swans – trước thế kỷ thứ 17, ở Anh Quốc, người ta chỉ biết đến những con thiên nga trắng và hay ví von thiên nga đen là những điều viễn vong cho đến năm 1679, khi Willem de Vlamingh bắt gặp một con thiên nga đen trong chuyến thám hiểm miền Tây nước Úc.

Và FBI đã phải trả giá một lần khi để vuột mất một vài Black Swans…

…Buổi sáng ngày 17 tháng 6 năm 1981, William Griffin đã dùng súng bắn chết mẹ, một người làm công và bắn trọng thương cha dượng của mình tại nhà. Griffin sau đó đi bộ và bắn thêm vài người trên đường đến Security Trust Company. Tại đây, Griffin bắt giữ 9 nhân viên ngân hàng và lúc 2:30 yêu cầu một con tin gọi cho FBI với thông điệp: “Hoặc là FBI đến trước cửa ngân hàng lúc 3 giờ và đấu súng với Griffin hoặc anh ta sẽ giết con tin”.

Trong tâm trí của FBI, khủng bố/ bắt cóc con tin hoặc là đòi tiền chuộc, hoặc là đòi sự tôn trọng từ chính phủ hoặc là đòi cung cấp phương tiện để tẩu thoát. FBI đã không thể giải mã thông điệp này. Họ chờ đợi một cú điện thoại thương lượng khác.

Đúng 3 giờ chiều, Griffin bắn một con tin 29 tuổi và cho xác rơi ra ngoài cửa kính ngân hàng dưới sự chứng kiến của các nhà hành pháp. Sau đó Griffin đến đứng tựa người vào cửa kính, nhìn thẳng ra nơi ẩn nấp của cảnh sát bắn tỉa. Griffin biết rất rõ nơi đó có cảnh sát vì anh ta đã đấu súng với họ chỉ vài tiếng trước đó. Trong vòng một giây, cảnh sát đã bắn hạ Griffin. Lúc này FBI mới hiểu, Griffin không cần tiền chuộc, không cần sự tôn trọng hay phương tiện tẩu thoát. Anh ta muốn tự sát và anh ta muốn cảnh sát kết liễu đời mình.

FBI đã để vuột mất vài thông tin quan trọng: vụ thảm sát tại nhà của Griffin buổi sáng trước đó, Griffin đã nhờ một con tin đọc một mẫu thông điệp trong đó có một câu “…sau khi cảnh sát kết liễu cuộc đời của tôi…”. Họ đã không thấy được sự kết nối của những sự việc đã xảy ra.

Đó là những bài học để lại ấn tượng sâu sắc sau khi mình đọc xong quyển sách này.

Never split the difference là một quyển sách mình đã phân vân trong nhiều ngày trước khi ngồi xuống viết bài chia sẻ. Rồi mình chợt nhớ có ai đó đã nói: Một chiếc bật lửa có thể dùng để nấu một bữa ăn ngon và một chiếc bật lửa cũng có thể dùng để thiêu rụi một cánh rừng. Chiếc bật lửa sẽ nằm trong tay bạn và bạn sẽ quyết định sử dụng nó như thế nào. 😉

Handling major crises (Dr. David Hawkins)

Đây là một video rất ngắn của Bác sỹ, Tiến Sỹ David Hawkins về cách vượt qua những khủng hoảng lớn như người thân mất, li hôn, tai nạn và thậm chí là thảm hoạ có thể xảy đến trong cuộc sống của chúng ta.

Khi những thời khắc như thế, cuộc sống tưởng chừng như một cơn ác mộng. Chúng ta bị nhấn chìm trong những cơn bão cảm xúc.

Những ai đã từng trải qua có thể cảm nhận điểm chung của những sự kiện này: tâm trí chúng ta cảm nhận có một sự mất mát to lớn, cảm giác bất lực, không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi sự kiện đã xảy đến với mình.

Và thế là mình trải qua cơn bão cảm xúc tiêu cực như: sốc, chối bỏ/ không tin những gì mình đã và đang trải qua, tức giận, tự trách bản thân, cảm thấy tội lỗi, phẫn nộ gia đình/ bạn bè/ và cả thế giới…

Những cảm xúc tiêu cực này đồng loạt trồi lên một lần, có đôi khi là lần lượt xuất hiện, thỉnh thoảng lại ào ạt ập đến làm cho chúng ta bị nhấn chìm trong dòng thác cảm xúc.

Tâm trí (mind) của chúng ta lúc đó cố gắng suy nghĩ, lập luận để tìm giải pháp. Tâm trí cố gắng tìm lý do giải thích về sự kiện nhưng nó không thể thành công vì năng lượng tiêu cực quá lớn, quá áp đảo. Vì thế, những suy nghĩ lúc đó chỉ là phản chiếu lại năng lượng lượng tiêu cực của cảm xúc tiêu cực. Và thế là chúng ta chẳng những bị nhấn chìm bởi năng lượng tiêu cực mà còn bị nhấn sâu hơn bởi những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.

Điều DUY NHẤT mà chúng ta cần làm để xử lý khủng hoảng là tập trung giải quyết NĂNG LƯỢNG của cảm xúc tiêu cực.

Sự kiện đã xảy ra không phải là vấn đề. Cách chúng ta cảm nhận về sự kiện ấy hay phản ứng cảm xúc của chúng ta về sự kiện mới chính là vấn đề. Do đó, điều duy nhất mà chúng ta cần làm trong lúc khủng hoảng là tập trung xử lý cảm xúc của mình.

Cảm xúc về mỗi sự kiện xảy đến trong cuộc sống của mỗi người đến từ thái độ sống, niềm tin, cách sống, cách chúng ta nhìn bản thân/ định vị mình trong cuộc đời này. Do đó, mỗi người khi đối mặt với khủng hoảng có thể có nhiều cảm xúc khác nhau.

Các sự kiện xảy ra trong cuộc sống có thể xử lý dễ dàng. Nhưng suy nghĩ bi quan được tạo ra từ những cảm xúc tiêu cực. Cuộc sống luôn cho chúng ta nhiều giải pháp để chọn lựa. Do đó chúng ta không cần đả động gì đến những sự kiện bên ngoài, chẳng cần quan tâm đến những suy nghĩ tiêu cực. Chỉ cần tập trung vào NĂNG LƯỢNG của cảm xúc tiêu cực.

Lúc ấy, bản thân ta giống như một cái nồi áp suất bên trong chứa đầy những cảm xúc tiêu cực đã bị dồn nén trên hành trình sống của mỗi người. Sự kiện khủng hoảng là cơ hội để tất cả những cảm xúc tiêu cực được dịp tuôn trào/ thoát ra cùng một lúc.

Điều quan trọng đầu tiên cần làm là:

(1) Phát hiện những dấu hiệu khủng hoảng đầu tiên càng sớm càng tốt (Catch the experience earlier and earlier)

(2) Chấp nhận rằng chúng ta không thể trốn thoát/ bỏ mặt/ làm ngơ trải nghiệm cảm xúc này (càng cố trốn tránh chỉ làm cho trải nghiệm đau khổ kéo dài thêm)

Và đây là kỹ thuật:

NGỒI XUỐNG, KHÔNG CHỐNG LẠI TRẢI NGHIỆM ĐÃ DIỄN RA, CÓ MẶT VỚI TRẢI NGHIỆM CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH.

Xả bỏ năng lượng tiêu cực càng nhanh, chúng ta càng có thể nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.

Trên đây là phần tóm tắt dựa trên sự hiểu của mình. Các bạn xem lại video gốc ở đây nhé: https://youtu.be/YWvIZ9Dcyb8

P.S. Sơ lược về Bác sỹ, Tiến Sỹ David Hawkins:

Tiến sỹ Hawkins (1927 – 2012) lớn lên ở Wisconsin và phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2 trước khi vào trường Y và trở thành Bác sỹ Tâm thần. Ông là Giám đốc Y tế của Trung tâm Sức khoẻ Tâm thần Bắc Nassau (1956-1980) và là Giám đốc Nghiên cứu ở bệnh viện Brunswich, Long Island (1968-1979). Bác sỹ thường xuyên có mặt trong các chương trình truyền hình quốc gia như The McNeil/ Leher News Hour, The Babara Walters Show, The Today Show, các chương trình phim tài liệu khoa học, … và được Oprah Winfrey phỏng vấn trong chương trình của bà. Ông đã đi diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới như Oxford Forum, Westminster Abbey, Đại học Notre Dame, Michigan, California, Fordham và Harvard.

Hawkins là tác giả của rất nhiều sách, trong đó có bộ ba best seller: Power vs. Force, The Eye of the I, và I: Reality and Subjectivity. Cuốn Power vs. Force được ông xuất bản ở tuổi 68, được dịch sang 25 ngôn ngữ với hơn một triệu bản in.

Ông đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Physicians Recognition Award của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ; giải thưởng Huxley cho “Đóng góp vô giá trong việc xoa dịu nỗi đau của con người” và được phong tước Hiệp sĩ (1995) bởi Sovereign Order of St. John’s of Jerusalem của Đan Mạch.