Nostalgia

Trong thế giới không ngừng biến động, công ty bạn đã và đang chuẩn bị cho sự thay đổi đến đâu rồi?Là team leader/ new line manager, bạn có phải đối mặt với tính ì của tổ chức?

Resilience, Leadership Agility, Adaptability, Change Management… là những phẩm chất giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn có thể phát triển trong thế giới VUCA (volatility, uncertainty, complexity, and ambiguity) luôn biến động không ngừng.

Khi một tổ chức lớn chuyển mình để thích ứng với thay đổi, việc phải sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, luân chuyển nhân sự, thay đổi quy trình báo cáo/ cách thức làm việc là điều luôn luôn xảy ra. Những công ty lớn còn có cả vị trí CTO (Chief Transformation Officer) để lead change management project cho mỗi quốc gia.

Trong các công ty này, các chương trình đào tạo giúp nhân viên chuẩn bị tâm lý cho việc thay đổi được thực hiện chỉnh chu nhưng tính ì (resistence to change) vẫn âm ỉ trong từng bộ phận.

Trong bài này, mình chia sẻ trải nghiệm cá nhân là một employee (người đã trải qua nhiều lần công ty tái cấu trúc) và cả kinh nghiệm coaching (khi làm việc với CTO) khi đối mặt với thay đổi qua góc nhìn của thế giới cảm xúc.

Theo trải nghiệm và quan sát của mình, thử thách lớn nhất và là rào cản cho Change Management là NOSTALGIA (Hoài niệm).

Nostalgia có thể đến với bất kỳ ai. Từ một bạn nhân viên bình thường đến những anh chị ở vị trí C-level.

Khi cảm xúc này có mặt, chúng ta thường không quan tâm vì cảm giác nó mang lại rất dễ chịu: cảm giác hoài niệm/ nhớ nhung – giống giống như khi ta nhớ lại những khoảnh khắc đẹp với người yêu cũ vào một buổi chiều mưa bên tách trà nóng. ;))

Khi những ký ức đẹp quay về: hồi đó công ty làm ăn được, cho nhân viên đi chơi nước này nước kia/ team building cho đi du thuyền…; hồi đó sếp cũ tốt lắm, quyết đoán, luôn truyền cảm hứng, quan tâm, bảo vệ mình ra sao… thường làm cho ta cảm giác man mát buồn và một chút gì đó lãng mạn.

Nostalgia không khó chịu làm ta lên huyết áp như Tức/ Giận hay mất ngủ như Lo/ Sợ nên chúng ta thường không để tâm. Nhưng hãy cẩn thận. Sức công phá của nó không hề nhỏ và có thể ảnh hưởng đến cả sự nghiệp của mình.

Làm cách nào mà Nostalgia chi phối được chúng ta?

Theo nghiên cứu của Dan Newby và Curtis Watkins, mỗi cảm xúc đều có thông điệp riêng và có sức đẩy bắt chúng ta phải hành động theo ý muốn của chúng.

Nostalgia’s message: The past was better than the present, and I’d like to go back.
The impulse for action: To yearn for the past.
Source: The field guide to emotions by Dan Newby and Curtis Watkins

“The past was BETTER than the present” là điểm mấu chốt trong thông điệp của Nostalgia. Cảm xúc này luôn gợi ta nhớ về quá khứ khi gặp khó khăn trong hiện tại. Và đương nhiên thì quá khứ (không hề có thử thách như hiện tại) thì lúc nào cũng tốt hơn.

Hồi còn làm ở vị trí Regional CMI Senior Manager, cứ tầm sáu tháng là mình phải chuẩn bị tinh thần cho một đợt thay đổi cấu trúc. Lần thay đổi cuối cùng và mình có cảm giác dài đằng đẵng là lần mình bị chuyển team và không còn được báo cáo cho anh sếp soái ca. Mọi quyết định, phong cách lãnh đạo của sếp mới đều được Nostalgia mang ra so sánh với sếp cũ và thế là khoảng cách giữa hai người càng lúc càng lớn.

Chưa kể Nostalgia còn rủ thêm Thất vọng (Sếp gì mà phong cách lãnh đạo kỳ lạ thế…) hoặc Tức/ Giận (Ra quyết định như thế là sai…).

“I’d like to go back” là thông điệp chính xác có với mình lúc đó. Đã mấy lần đòi xin theo sếp cũ mà không được.

Tương tự như thế, khi tổ chức phải đối mặt với biến động, tình hình thực tế bao giờ cũng muôn vàn khó khăn. Có những ngày, chỉ cần nhìn thấy được một bước tiếp theo để bước tiếp đã là quá may mắn. Thì việc có mặt của Nostalgia sẽ chẳng giúp ích gì khi nó chỉ nói chúng ta là: thực tế quá khó, quá mệt mỏi và hãy quay lại để sống trong quá khứ vàng son.

Trong thế giới biến động không ngừng, hãy luôn nhắc nhở mình:

Tỉnh táo “CẮT ĐỨT MỐI QUAN HỆ” với Nostalgia. 🙂

CHẤP NHẬN THỰC TẠI. Quá khứ đã là quá khứ.

Chúng ta đã vượt qua rất nhiều thử thách trong quá khứ. Bây giờ đã đến lúc ĐÓN NHẬN THỬ THÁCH MỚI để viết thêm một chương mới đẹp lung linh.

Bạn đã bao giờ trải nghiệm Nostalgia?
Bạn đã vượt qua thử thách của cảm xúc này như thế nào?

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Executive & Corporate Well-being Coach

Hello Emotions! program

Team bạn có được thoải mái thể hiện cảm xúc khi làm việc cùng nhau?
Hay thể hiện cảm xúc là điều cấm kỵ trong văn hoá công ty?

Khi các thành viên trong team được thể hiện cảm xúc, ảnh hưởng của việc này ra sao?
Cả team hiểu và gắn bó với nhau hơn hay làm cho tình hình thêm căng thẳng?

Ở nhiều nơi làm việc, cảm xúc , đặc biệt là cảm xúc tiêu cực, vẫn còn là điều cấm kỵ. Những cuộc họp quan trọng có thể phải dừng lại nếu như cuộc thảo luận bắt đầu trở nên gay gắt. Nếu lắng nghe và quan sát kỹ, bạn có thể thấy, không có một cảm xúc nào được gọi tên.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi cảm xúc (tiêu cực) được gọi đúng tên, nó luôn luôn làm tổn thương những người trong cuộc.

Thử tưởng tượng, trong một cuộc họp, có ai đó nói với bạn: “Tôi thất vọng về bạn!” – nhiều khả năng, bạn sẽ trằn trọc hết vài tuần.

Còn nếu sếp nói: “Anh/ chị đang rất lo sợ trong tình huống này” – chắc bạn cũng sẽ mất ngủ cùng sếp.

Chuyện gì đang xảy ra?

Từ hồi còn đi học cho đến khi có đủ bằng cấp để bước vào văn phòng làm việc, chúng ta rất hiếm được học, được bổ sung kiến thức về cảm xúc. Mỗi khi căng thẳng, chúng ta hoặc là bộc phát (sau đó hối tiếc), kềm nén (rồi ấm ức) hoặc lãng tránh (rồi không giải quyết được vấn đề).

Theo nghiên cứu của Dan Newby và Curtis Watkins, mỗi cảm xúc đều có nét đặc trưng độc đáo. Chúng có thông điệp riêng và có sức đẩy bắt chúng ta phải hành động theo ý muốn của chúng.

Hiểu được bản chất của cảm xúc: Cảm xúc từ đâu mà ra, gọi đúng tên cảm xúc trong mỗi tình huống, hiểu được thông điệp của cảm xúc có liên quan là ta đã có thể nhìn thấy cách giải quyết vấn đề.

Thất vọng (Disappointment) là cảm xúc rất phổ biến nơi công sở. Không hiểu rõ được bản chất của Thất vọng (chỉ là nhận được điều không đúng kỳ vọng), người trong cuộc dễ dàng chuyển sang Tức (Resentment) hoặc Giận (Anger) với những thành viên khác trong team.

Disappointment’s message: This isn’t what I expected.
The impulse for action: to look for the disconnect.

Anger’s message: This is wrong or unjust.
The impulse for action: to punish

Resentment (Ấm ức‘s message): it shouldn’t be like this; this is unfair; I shouldn’t have to do this.
The impulse for action: to resist and get even.

Source: The field guide to emotions by Dan Newby and Curtis Watkins

Thay vì nói: Tôi thất vọng về bạn.
Sẽ hiệu quả hơn, công việc sẽ chạy nhanh hơn nếu ta nói: đây không phải là điều tôi kỳ vọng. Sau đây là những điều tôi kỳ vọng về dự án này…

Hello Emotions! là chương trình được thiết kế nhằm giúp team leader và các thành viên cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung/ ngôn ngữ chung trong những tình huống căng thẳng có liên quan đến cảm xúc.

Không chỉ có thế, cả team sẽ cùng nhau học cách nuôi dưỡng những cảm xúc lành mạnh cho sức khoẻ tinh thần của tập thể.

Nếu bạn cần một facilitator giúp team bạn có một không gian an toàn, nhẹ nhàng, gần gũi để bắt đầu hành trình tìm hiểu cảm xúc, bạn chỉ cần inbox hoặc email cho mình qua pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com. Email/ tin nhắn của bạn sẽ được hồi âm trong vòng 24 giờ.

P.S.
Hôm trước mình facilicate StrengthsFinder workshop, mình rất ngạc nhiên khi một bạn cho sếp bạn ấy feedback là: lần chị ấy nhờ mình đến chia sẻ kiến thức về thế giới cảm xúc cách đây hơn một năm, bạn thật sự trân trọng và cảm động. Lần đó bạn đã bắt đầu hiểu sếp bạn thật sự quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của cả team.

Chia sẻ của bạn làm mình nhớ đến World Economic Forum report 2025. Báo cáo này có một đồ thị thú vị. Nó cho thấy công ty không nghĩ rằng việc hỗ trợ well-being của employee là quan trọng trong việc giữ nhân tài, nhưng trong suy nghĩ của employee thì hoàn toàn ngược lại và gap trong hai suy nghĩ này là lớn nhất so với các yếu tố khác được khảo sát như cung cấp các khoá học reskill/ upskill, cho nhân viên làm việc tại nhà, có chế độ hưu trí tốt… và thậm chí là tăng lương.

P.P.S.
Chân thành cảm ơn các anh chị senior leaders tại Sun Life đã tin tưởng và cho phép mình đồng hành cùng team qua chương trình Hello Emotions! trong gần một năm. Chân thành cảm ơn em Thảo Nguyễn, hiện là Finance Business Partner tại Sun Life, đã chia sẻ cảm nhận sau chương trình.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Executive & Corporate Well-being Coach

Link đến World Economic Forum report:
https://reports.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs_Report_2025.pdf

Chuyện của rau

Hôm qua má ăn rau bị cụ Tào rượt phải đi mua Smecta. Không phải lỗi của rau. Vấn đề nằm ở chỗ cả lũ rau tụi nó đang phải xếp hàng dài đợi tới lượt vào bếp. =))

Mùa nắng trồng cây gì cũng tốt. Mà có thiệt không?

Trưa nay hai má con ngồi ăn dền luộc, nhớ lại năm năm trước hồi mới tập tễnh trồng rau, rồi cười ha ha. Những năm tháng đó, giờ ngẫm lại không hiểu sao mình đã “sống được” như vậy. =))

Ba làm nông mà ba trồng hoa chứ không trồng rau. Mình thích trồng thứ gì vừa đẹp vừa ăn được =)). Nếu có di truyền, chắc là niềm vui với đất với cây. Suy nghĩ rất đơn giản, ờ thì gieo hạt, bón phân, tưới nước thì sẽ có cái ăn.

Cải

Chẳng thể nhớ tại sao mình lại miệt mài gieo cải khi mới bắt tay làm vườn.

Gieo hạt. Hạt nẩy mầm. Tỉ mẩn tách cây con mang ra sân sau cấy. Cấy đau cả lưng. Sáng ra ốc nhí nhí ăn sạch.

Lại gieo, lại cấy. Tối tối rọi đèn đi bắt ốc. Đau lưng tập hai.

Ốc lại ăn. Không chịu thua ốc. Lại gieo, lại cấy. Lại bắt ốc. Lại đau lưng. Ốc thua mình. Cải nhiều đến mức ăn không nổi phải cho cô chú hàng xóm.

Rồi nhận ra: ủa mình không thích ăn cải. Sao không trồng thứ khác, chọn thứ gì ốc không thích ăn để đỡ mệt, cực và bực?

Hết cải. Nhà vẫn còn nhiều ốc. Tụi mình chung sống hoà bình. Ốc chỉ ăn rau bỏ đi, không ăn thứ đang trồng.

Dền

Gieo hạt. Tụi nó nẩy mầm chen chúc. Cây này lớn lấn cây kia ngã. Mình. Cứ vài ngày lại bốc đất ém thật nhẹ vào gốc cho lũ dền đứng vững. Dền: đứa nào mạnh thì đứng, đứa nào yếu vẫn ngã. Gieo một mớ ăn được chừng vài cây.

Lại gieo hạt. Lại mọc chen chúc. Mình. Chắc tụi này cần quy hoạch nơi ở chỉnh chu =)). Mang tụi nó đi cấy. Mỗi đứa một khoảng đất rộng cỡ hơn một lóng tay. Dền. Lớn lên xiêu vẹo phần vì bị bứng rễ mang đi chỗ khác, phần vì không được dựa dẫm, nương tựa lẫn nhau. Diện tích đất trồng thì nhiều mà ăn không được bao nhiêu.

Lại gieo hạt. Dền vừa lên li ti thì bọn sẻ sà xuống xơi. Dền con người ta có hai cái lá mầm bé tí mà tụi nó vặt xong thành hình cái nơ. =)) Không đủ lá hấp thụ ánh sáng mặt trời, tụi dền chết.

Nản. Mình bỏ cái khay trơ trọi đó đi thiền 10 ngày. Về tới nhà cháu hỏi: Cây gì vậy cô ba, con thấy không có cây nhưng vẫn tưới. Giờ tụi nó lớn. Ôi, dền. Dền MÚP MÍP – mấy hạt giống còn sót lại sau vụ thảm sát của se sẻ =)). Lá tụi nó mơn mởn. Thân mập ú không đỡ nổi cái đầu mỗi khi được tưới. Mềm, thơm, ngọt gì đâu.

Thì ra là phải gieo hạt THƯA và gieo xong thì ĐỪNG QUAN TÂM nữa. Để yên cho tụi nó lớn. Cảm ơn “thảm họa se sẻ” =)).

Đậu bắp

Quá nhiều hạt giống cũ. Mình mang ra vứt hết. Vứt dưới gốc trang để bón cây luôn thể.

Vài hôm sau, một tá hạt nẩy mầm. Trong một tá không được chăm chút, không đủ nắng, chỉ còn một cây sót lại.

Mình. Quan sát và tưới nước. Không hy vọng. Thi thoảng cho thêm chút đất, chút phân khi thấy lá nó đã thật bóng, thật đẹp (đã potential =))).

Ngoài kia, sân đầy nắng, mình chăm chút tầm 40 chục cây đậu bắp trong thùng xốp. Cho ăn bao nhiêu là phân là đất.

Chen chút với đám bông trang để lấy nắng. Cây đậu bắp con lớn phổng phao mỗi ngày. Theo thời gian, nó trở thành đậu bắp Sumo. Thân phải gần nửa thân cây đu đủ, cành lá xum xuê mà không có lấy một cái bông.

Mình. Mấy lần đã định bứng bỏ đi rồi. Không có gì cho vô nồi thì để làm gì. =))

Rồi một ngày kia nó ra bông rồi ra trái. Chưa bao giờ mình thấy bông to và trái to đến vậy. Trái nó mập, dài phải gấp rưỡi, gấp đôi trái bình thường. Mỗi cây trung bình cho tầm 20 trái. Nó đã cho gần trăm trái.

Bí đỏ

Mình hay vứt rác nhà bếp vào mấy gốc cây. Có một dạo bí lên xanh um, leo trèo như người nhện. Sáng sáng là có mấy chục bông bí luộc. Gần nửa chục trái thì nằm lơ lửng trên cao. Đậu trái là do bông cái cao quá không hái tới. Chứ với tới là cũng vô nồi. =)).

Rác cũng hay quá nhỉ? =))

Mèo hàng xóm

Rất thích bươi đất ị và bươi đất cho vui.

Cây con mới nhú mầm khỏi mặt đất sáng ra là thấy lật gọng tan hoang.

Mình. Thân thiện với nó đi, chắc nó sẽ hiền. Làm thân. Cho nó sang chơi. Vẫn bươi, vẫn ị. Bực, đuổi nó về. Nó cào luôn chỗ có cây lớn. (Ai nói mèo không biết get even =))).

Đổi chiến thuật. Chỗ nào mèo cào, để yên đó, mốt nó thấy mình làm ngơ không qua cào nữa. Mèo. Chỗ nào cào mà để yên tui cào lấn qua chỗ chưa cào. =))

Lại đổi chiến thuật. Chỗ nào mèo cào, ngay lập tức làm lại đẹp đẽ, gieo hạt giống mới. Mèo. Cào vài lần rồi mệt: ủa, sao cây vẫn lên, có ma thuật chăng, thôi không cào nữa. =))

Lêu lêu!

Mùa nắng trồng gì cũng tốt.

Mùa mưa. Trời chuyển đen cái là hai má con lật đật đem tấm bạt che mưa cho từng chậu một.

Cuối cùng thì, sình bám vẫn chặt mặt dưới lá dền không sao rửa sạch. Kiến đẻ trứng trong lá rau muống. Dòi lúc nhúc trong trái khổ qua. Sâu nhiều vô kể. Cỏ dại mọc khắp nơi.

Mùa mưa. Mùa của hơi đất, của cây cỏ thơm mát, của mỗi sáng đi ngắm mấy cái nhộng bướm trên tường/ trên cành cây chanh rồi đoán xem chừng nào có bướm.

Mùa mưa, mùa ra chợ mua rau =)).

Năm năm, mình học được rằng: thôi sống đừng cố quá. Có những thứ cực quá cuối cùng cũng không bằng ngồi đó …đợi trời cho =)).

Sống thuận tự nhiên là đừng dùng ý chí của mình để trồng rau. Trời cho gì ăn đó, trời không cho thì …. ra chợ mua rau. =))

Mùa mưa. À quên. Mùa nắng. Mình. Vẫn chăm chỉ làm vườn. ^^

Company Strategy

Thoáng thấy cái post này cũng vài tuần rồi, định viết rồi lại thôi rồi hôm nay nhất định viết. Hy vọng bạn nào đó giống mình hồi xưa sẽ có một góc nhìn mới.

Hồi xưa đi làm mình workaholic lắm. Thích làm việc và tập trung làm thật tốt, thật chăm việc được giao. Sáng vô công ty là làm quên giờ giấc cho đến lúc về. Có dạo còn set rule là điện thoại không kết nối internet từ lúc vào cho đến lúc ra khỏi công ty. Nhiều khi phải xin lỗi sếp vì ổng nhắn tin từ sáng sớm mà đến tối mới mở ra trả lời.

Thói quen làm việc đó và cái post này có liên quan gì nhau? Có đó!

Đó là mình vì quá tập trung vào phần việc được giao mà không thèm quan tâm đến thông điệp của các sếp siêu to, đặc biệt là CEO và thế là bỏ lỡ một bức tranh lớn.

Thông điệp của CEO là Strategy của công ty, là kim chỉ nam cho biết ngành hàng, nhãn hiệu, phân khúc nhỏ của sản phẩm (variants) và thị trường công ty sẽ tập trung ưu tiên trong những năm sắp tới.

Cái nào được ưu tiên sẽ được đầu tư nhiều tiền/ nhân lực/ sự quan tâm của các sếp… Còn những cái không được ưu tiên đương nhiên sẽ khó xin được nguồn lực hơn, thậm chí là gặp mặt sếp trực tiếp cũng ít thường xuyên hơn so với những bạn đang quản lý nhãn hiệu/ khu vực đang được ưu tiên.

Cái chuyện đơn giản vậy (hoặc giờ viết ra thấy đơn giản vậy) mà hồi xưa mình không hiểu (hoặc không chịu hiểu) :P.

Hồi đó có thời gian mình làm Consumer & Market Insights cho Omo, hỗ trợ SEAA Marketing team rồi hỗ trợ luôn Global Team mảng Core plus (bao gồm các dòng đắt tiền của Omo như Omo Comfort, Omo cho em bé…). Vậy mà mỗi năm đến lúc xin budget thể nào cũng bực mình, tị nạnh với bạn CMI ở UK coi Omo Core – Omo Core là anh cả to bự so với em Core Plus. Ganh tị luôn chuyện bạn ấy được one-on-one meetings với sếp nhiều hơn.

Cái sự Ấm ức ấy chẳng mang lại gì ngoài niềm tin: Sếp bất công, favor bạn ở UKrồi đâm ra bực bội sếp, ghét bạn CMI UK. Nhớ lại, những cuộc fighting chuyện nhỏ rồi escalate lên chuyện to không bắt nguồn từ những chuyện nhỏ ấy mà từ cục ấm ức và ganh tị này.

Nếu được làm lại, mình sẽ quan tâm đến thông điệp của các sếp to để hiểu chiến lược/ bức tranh lớn của công ty. Hiểu được vị trí/ vai trò của mình nằm ở đâu trong bức tranh này. Nếu nhãn hàng của mình được bật đèn xanh, mình sẽ tăng tốc. Còn nếu năm nào đó nó chỉ được bật đèn vàng, mình sẽ Chấp nhận thực tế, cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình và xung phong nhận thêm dự án mới để ghi thêm điểm. Không phung phí năng lượng cho Ấm ức và Ganh tị.

Ai rồi cũng sẽ có cơ hội thôi mà. Quan trọng nhất là giữ được năng lượng cao nhất để toả sáng lúc ấy. ^^

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach
I partner with team leaders to co-create strengths-based cultures

Emotion’s message and impulse:
Resentment (Ấm ức‘s message): it shouldn’t be like this; this is unfair; I shouldn’t have to do this.
Impulse for action: to resist and get even.

Envy‘s message: I would like to have what that person has.
Impulse for action: Look for a way to include the thing I desire in my life.

Acceptance‘s message: It is so even though I may not agree, endorse, or like it.
Impulse for action: To be at peace with what is.

Source: The Field Guide to Emotions by Dan Newby and Curtis Watkins