‘We do not learn from experience. We learn from reflecting on experience’ – John Dewey

Tạm dịch: Chúng ta không học từ kinh nghiệm, chúng ta học từ việc chiêm nghiệm về những trải nghiệm của mình. 

Reflection (tạm dịch: Chiêm nghiệm) là việc dành thời gian suy nghĩ để đúc kết ra những bài học, tìm ra những hiểu biết sâu sắc về bản thân, về những sự kiện quan trọng xảy ra trong công việc/ cuộc sống hàng ngày. Đây là hoạt động rèn luyện ‘não’ không thể thiếu nếu bạn muốn đi xa trên con đường phát triển bản thân và đi lên những vị trí bạn hằng ao ước. 

Tại sao lại như vậy? 

Nếu bạn hoàn thành một dự án thành công mỹ mãn mà không đúc kết được những yếu tố nào mang đến thành công cho mình thì cơ hội để bạn lặp lại thành tựu đó sẽ tuỳ thuộc vào vận may. Nếu bạn thất bại mà cũng không học được bài học nào thì những lần thất bại tiếp theo  sẽ khó tránh khỏi. 

Hồi còn đi làm, những người sếp tôi thường ngưỡng mộ vẫn hay chia sẻ là họ dành ra một khoảng thời gian cố định trong tuần để chiêm nghiệm. Giờ đây, trên con đường coaching, tôi cũng thấy rõ sự khác biệt giữa các anh chị C-level và các bạn trẻ. Chia sẻ của các anh chị này thường sâu sắc chẳng phải do tuổi tác mà là do những đúc kết từ những trải nghiệm quý giá. 

Vậy chiêm nghiệm phải làm sao và chiêm nghiệm có khó không? Có và không!

Cũng giống như bạn đi tập thể hình, việc nâng tạ hay gập bụng không phải là điều làm chúng ta hồ hởi đến phòng gym mà chính là vóc dáng có được sau vài tháng luyện tập. 

Chiêm nghiệm cũng vậy. Việc dành thời gian vài chục phút mỗi ngày hoặc mỗi tuần để suy nghĩ sâu về một chủ đề nào đó không phải là việc não chúng ta thích thú nhưng insights/ những suy nghĩ sâu sắc và những bài học quý thu nhặt được giúp chúng ta tốt hơn, đi đến mục tiêu nhanh hơn là những phần thưởng não chúng ta mong chờ. 

Sau đây là hai mẹo tôi cho là quan trọng nhất trong quá trình chiêm nghiệm: 

  1. Não chỉ có CÂU TRẢ LỜI nếu nó được HỎI 

Chúng ta không thể đơn giản kêu não cho mình insights hoặc bài học về những việc xảy ra. Não cần những câu hỏi nhỏ để từng bước một giúp ta nhìn sâu vào các vấn đề hóc búa. 

2. Khi đã hỏi phải ĐẶT ĐÚNG CÂU HỎI 

Có một quan sát thú vị tôi rất hay gặp là các bạn khách hàng/ học viên rất thích đặt các câu hỏi Tại sao (Why?). Đây là câu hỏi thú vị được tin là giúp ta nhìn sâu vào vấn đề. 

Tuy nhiên theo các nghiên cứu tâm lý học như các bạn có thể xem ở link dưới đây để đọc tóm tắt nghiên cứu của Tiến Sĩ Tasha Eurich hoặc cuốn Find your why của Simon Sinek – người đặc biệt thích Why, cũng không hề khuyến khích ta đặt câu hỏi Why cho những vấn đề hóc búa của mình. Những câu hỏi Why có thể làm giảm chất lượng cuộc sống vì chúng làm chúng ta suy nghĩ luẩn quẩn (overthinking). 

Theo trải nghiệm của bản thân (đã một thời vật vã vì một loạt câu hỏi why), tôi nhận thấy Why thường không giải quyết được vấn đề đang cấp bách của bản thân, lại mở ra thêm nhiều vấn đề hóc búa khác làm cho ta đã bí lại càng thêm bế tắc. 

Ví dụ khi ta ganh tị và đặt câu hỏi: 

‘Tại sao mình ganh tị? Tại vì mình không bằng người ta. 

Tại sao mình không bằng người ta? Tại vì mình sinh ra trong gia cảnh đã thua họ rồi.’ 

Do đó Why cũng là câu hỏi không được khuyến khích trong coaching. Một trong những câu hỏi tuyệt vời tôi vẫn dùng là What – câu hỏi này giúp ta nhìn ra vấn đề và có hướng hành động đi đến mục tiêu:

Ví dụ như cùng tình huống làm khi ta ganh tị:

‘Mình đang ganh tị điều gì?

Mình mong đợi có trải nghiệm gì khi có được điều ấy?

Mình đã có điều ấy chưa? Nếu chưa, mình cần làm gì để có được điều mình mong muốn?’

“Why” questions trap us in our past; “what” questions help us create a better future – Tasha Eurich 

Tạm dịch: Câu hỏi ‘Tại sao’ làm ta mắc kẹt trong quá khứ. Câu hỏi ‘Điều gì’ giúp ta đi đến tương lai. 

—–

Các lớp học về Cảm xúc sẽ giúp bạn học được cách chiêm nghiệm, tự đặt những câu hỏi về những cảm xúc phổ biến thường đến với mình trong công việc và cuộc sống. 

Học cách đặt đúng câu hỏi sẽ giúp bạn không chìm sâu vào những mớ suy nghĩ luẩn quẩn và sẽ nhanh nhanh tìm được giải pháp cho mình. 

Bạn có thể inbox hoặc email đến địa chỉ pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com để nhận thông tin các khoá học theo nhu cầu của mình. Hiện nay có các khoá cho từng cá nhân, khoá học cho nhóm bạn thân và khoá học cho nhóm bất kỳ. 

Link để đọc bài của Tiến sĩ Tasha Eurich: