Thoáng thấy cái post này cũng vài tuần rồi, định viết rồi lại thôi rồi hôm nay nhất định viết. Hy vọng bạn nào đó giống mình hồi xưa sẽ có một góc nhìn mới.

Hồi xưa đi làm mình workaholic lắm. Thích làm việc và tập trung làm thật tốt, thật chăm việc được giao. Sáng vô công ty là làm quên giờ giấc cho đến lúc về. Có dạo còn set rule là điện thoại không kết nối internet từ lúc vào cho đến lúc ra khỏi công ty. Nhiều khi phải xin lỗi sếp vì ổng nhắn tin từ sáng sớm mà đến tối mới mở ra trả lời.

Thói quen làm việc đó và cái post này có liên quan gì nhau? Có đó!

Đó là mình vì quá tập trung vào phần việc được giao mà không thèm quan tâm đến thông điệp của các sếp siêu to, đặc biệt là CEO và thế là bỏ lỡ một bức tranh lớn.

Thông điệp của CEO là Strategy của công ty, là kim chỉ nam cho biết ngành hàng, nhãn hiệu, phân khúc nhỏ của sản phẩm (variants) và thị trường công ty sẽ tập trung ưu tiên trong những năm sắp tới.

Cái nào được ưu tiên sẽ được đầu tư nhiều tiền/ nhân lực/ sự quan tâm của các sếp… Còn những cái không được ưu tiên đương nhiên sẽ khó xin được nguồn lực hơn, thậm chí là gặp mặt sếp trực tiếp cũng ít thường xuyên hơn so với những bạn đang quản lý nhãn hiệu/ khu vực đang được ưu tiên.

Cái chuyện đơn giản vậy (hoặc giờ viết ra thấy đơn giản vậy) mà hồi xưa mình không hiểu (hoặc không chịu hiểu) :P.

Hồi đó có thời gian mình làm Consumer & Market Insights cho Omo, hỗ trợ SEAA Marketing team rồi hỗ trợ luôn Global Team mảng Core plus (bao gồm các dòng đắt tiền của Omo như Omo Comfort, Omo cho em bé…). Vậy mà mỗi năm đến lúc xin budget thể nào cũng bực mình, tị nạnh với bạn CMI ở UK coi Omo Core – Omo Core là anh cả to bự so với em Core Plus. Ganh tị luôn chuyện bạn ấy được one-on-one meetings với sếp nhiều hơn.

Cái sự Ấm ức ấy chẳng mang lại gì ngoài niềm tin: Sếp bất công, favor bạn ở UKrồi đâm ra bực bội sếp, ghét bạn CMI UK. Nhớ lại, những cuộc fighting chuyện nhỏ rồi escalate lên chuyện to không bắt nguồn từ những chuyện nhỏ ấy mà từ cục ấm ức và ganh tị này.

Nếu được làm lại, mình sẽ quan tâm đến thông điệp của các sếp to để hiểu chiến lược/ bức tranh lớn của công ty. Hiểu được vị trí/ vai trò của mình nằm ở đâu trong bức tranh này. Nếu nhãn hàng của mình được bật đèn xanh, mình sẽ tăng tốc. Còn nếu năm nào đó nó chỉ được bật đèn vàng, mình sẽ Chấp nhận thực tế, cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình và xung phong nhận thêm dự án mới để ghi thêm điểm. Không phung phí năng lượng cho Ấm ức và Ganh tị.

Ai rồi cũng sẽ có cơ hội thôi mà. Quan trọng nhất là giữ được năng lượng cao nhất để toả sáng lúc ấy. ^^

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach
I partner with team leaders to co-create strengths-based cultures

Emotion’s message and impulse:
Resentment (Ấm ức‘s message): it shouldn’t be like this; this is unfair; I shouldn’t have to do this.
Impulse for action: to resist and get even.

Envy‘s message: I would like to have what that person has.
Impulse for action: Look for a way to include the thing I desire in my life.

Acceptance‘s message: It is so even though I may not agree, endorse, or like it.
Impulse for action: To be at peace with what is.

Source: The Field Guide to Emotions by Dan Newby and Curtis Watkins