Tin vui cho các bạn bắt đầu tò mò về Meditation!

Daniel Goleman, tác giả của sách Emotional Intelligence (International bestseller); từng là phóng viên khoa học của New York Times, hai lần được đề cử giải Pulitzer, và nhận được Giải thưởng Thành tựu trọn đời của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ; sắp xuất bản cuốn WHY WE MEDITATE (đồng tác giả với Tsoknyi Rinpoche).

Một lần nữa Daniel Goleman đã khẳng định: Các năng lực nền tảng của TRÍ TUỆ CẢM XÚC là sự TỰ NHẬN THỨC (self-awareness) và CÂN BẰNG CẢM XÚC (emotional balance), và MINDFULNESS giúp CỦNG CỐ cả hai khả năng đó.

Có vài bạn hỏi mình là khi thiền thì tâm trí bạn hay suy nghĩ lung tung, điều này là đúng hay sai, sao bạn không tắt được các suy nghĩ của mình. Nếu bạn cũng đang thắc mắc thì sẽ tìm được câu trả lời trong Newsletter tháng 11 của Daniel Goleman (link ở phần comment).

Có 4 bước chính khi thiền:

  1. Tập trung vào hơi thở, đơn giản là quan sát hơi thở vào và hơi thở ra, không phát xét.
  2. Chấp nhận rằng tâm trí của mình sẽ đi lang thang – ai cũng bị vậy hết mà 🙂
  3. Chú ý, không phán xét khi nó đi lang thang (không phán xét có nghĩa là không tự trách móc bản thân như “Sao tâm trí lại đi lang thang nữa rồi”, “Sao không tập trung được vào hơi thở”, “Sao mình dỡ vậy”… 🙂
  4. Đưa sự chú ý của mình trở lại hơi thở

Daniel Goleman có một câu rất hay: Nhận thấy bạn đang đi lang thang và đưa sự chú ý của bạn trở lại hơi thở có nghĩa là bạn đang chánh niệm rồi đó. ^^

Có 4 lợi ích của Meditation & Mindfulness trong bài viết tháng 11 của ông và mình có thể endorse trong bài viết này ^^:

(1) Calmness (sự bình tĩnh): so với phiên bản ngày xưa thì bản thân mình cảm nhận rất rõ sự CHẬM LẠI trong việc phản ứng với stress/ các nhân tố gây căng thẳng; từ đó có thời gian suy nghĩ và ra quyết định/ hành động sáng suốt hơn.

(2) Focus: khả năng tập trung chắc chắn là tăng lên rõ rệt vì mỗi ngày bạn đều luyện cho tâm trí tập trung vào hơi thở cơ mà. Cái gì luyện hoài, chắc chắn sẽ giỏi lên. Một ví dụ đơn giản nhất là đọc sách thì đọc liền mạch, không bị chuyện đọc một hồi không biết mình đang đọc cái gì và rồi phải đọc lại.

(3) Multi-tasking: Bản thân mình ít bị sao nhãng hơn xưa và cảm nhận rõ mình làm từng việc một với sức tập trung rất cao độ và làm lần lượt rất nhanh. Khả năng vào trạng thái FLOW cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn ngày trước.

(4) Learning: củng cố trí nhớ ngắn hạn – mình có trải nghiệm thú vị là những hôm mình thiền đủ thì vào workshop, các bạn có hỏi những câu hỏi dài gồm nhiều câu hỏi nhỏ, mình có thể trả lời ngay và đầy đủ hết các ý mà không cần ghi chép xuống hay hỏi lại. Khi nhiều bạn trả lời câu hỏi của mình, không cần ghi chép lại, mình vẫn có khả năng tóm tắt lại tất cả các ý nhanh chóng. Rồi đâu đó giữa hoặc cuối workshop, mình có thể nhắc lại một ý nào đó đã được ai đó nói lúc đầu mà không cần phải nỗ lực ghi nhớ.

Vậy còn ảnh hưởng của TRÍ TUỆ CẢM XÚC lên KHẢ NĂNG/ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO (LEADERSHIP) thì sao?

Daniel Goleman có chia sẻ link đến nghiên cứu về sức mạnh của trí tuệ cảm xúc trong lãnh đạo. Có một số điểm chính như sau:

(1) Trí tuệ cảm xúc có mối tương quan với hiệu quả trong lãnh đạo đội nhóm. Kết quả này bác bỏ quan điểm của những người cho rằng IQ quan trọng hơn EQ.

Mình nghĩ đơn giản thế này, nếu giỏi mà không được lòng team của mình thì rất khổ. Khổ vì nhân viên làm một thời gian lại nghỉ, phải tuyển mới, phải đào đạo lại rồi họ lại nghỉ. Rồi nếu ở lại, họ làm việc không hết mình (có đôi khi lại chống đối) lại càng mệt mỏi hơn. Và chắc chắn không lên cao được nữa nếu không được lòng team của mình. Càng lên cao có nghĩa là trọng trách càng nặng nề, một mình làm sao gánh vác nổi.
(Viết từ trải nghiệm đau thương của bản thân mặc dù IQ cũng không cao =)))

(2) Trí tuệ cảm xúc dự đoán khả năng lãnh đạo tốt hơn so với chỉ số IQ hay các đặc điểm tính cách.

(3) Trí tuệ cảm xúc là yếu tố dự đoán mạnh mẽ nhất về: 1) mức độ hài lòng với công việc của bạn, 2) cam kết với tổ chức, 3) có mong muốn gắn kết lâu dài với công ty, 4) giúp đỡ đồng nghiệp ngoài nhiệm vụ công việc của mình và 5) làm việc tốt với đồng nghiệp chứ không phải tạo ra các rắc rối cho họ.

Ờ thì đúng quá luôn. Một ngày phải làm 8-12 tiếng, gặp mặt nhau mà không thích nhau, thậm chí muốn người kia biến mất luôn thì mệt mỏi, căng thẳng lắm, sao mà hài lòng với công việc cho được. Rồi khi đã không thích nhau thì làm sao có thể làm việc cùng, nói chi là hỗ trợ cùng đưa tổ chức đi lên.

Link của bài viết ở phần comment. Đọc xong bạn nhớ chiêm nghiệm và cho mình biết trải nghiệm của bạn nhé! ^^

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
#langnghecamxuc

https://www.linkedin.com/feed/update/urn:li:ugcPost:7000430570816073729?updateEntityUrn=urn%3Ali%3Afs_updateV2%3A%28urn%3Ali%3AugcPost%3A7000430570816073729%2CFEED_DETAIL%2CEMPTY%2CDEFAULT%2Cfalse%29