Mỗi tháng một lần, Dhamma Malaya (nơi mình đến thiền tập Vipassana lần đầu tiên) lại gửi một newsletter. Newsletter của tháng 1 được gửi tối qua. Trưa này mình mở ra đọc và đã không thể tin vào những dòng chữ đang hiển hiện trước mắt.

Mình đã đọc đi đọc lại vài lần rồi còn dùng google dịch để đảm bảo mình không hiểu sai. Một đoạn rất ngắn trong bài “Keeping our own minds healthy” của thầy Goenka đã cho mình câu trả lời mà mình đã không ngừng tìm kiếm trong 6 năm qua.

Hồi làm ở UVN, có một lần một bạn Brand Manager đã nói với mình: “Chị Thảo, sao năng lượng của chị lúc 6 giờ chiều cứ y như lúc 9 giờ sáng?”. Mình không biết phải trả lời thế nào. Lúc đó thầm nghĩ chắc là do mình yêu công việc, yêu công ty.

Hồi đó mình có thể làm 12-15 tiếng một ngày mà vẫn thấy khoẻ. Có những thời điểm không tuyển được người, sếp bảo để tuyển trợ lý hợp đồng thời vụ, mình nói khỏi. Một mình cân hết. Công việc dù nhiều đến đâu, tối đến là lăn ra ngủ ngon lành một giấc đến sáng rồi lại lao ra cày tiếp.

Vậy mà khi chuyển sang công việc coaching được tầm 6 tháng là cơ thể mình bắt đầu đuối dần và rất nhiều lần trong 6 năm qua phải dừng lại để tịnh dưỡng; mặc dù thời gian làm việc chẳng là gì so với ngày xưa: mỗi ngày tối đa chỉ nhận hai phiên coach (sáng/ chiều), một tuần tối đa 2 workshops.

Đỉnh điểm là quý 3 năm ngoái, mình phải email xin lỗi khách hàng vài lần để dời một chuỗi hội thảo về cảm xúc vì không thể nào đến lớp nổi. Sau mỗi hội thảo, mình không tài nào chợp mắt được, cơ thể căng cứng. Mất ngủ, thiếu ngủ vài ngày rồi đến chóng mặt, đầu óc không còn minh mẫn, bộ phận tiêu hoá cũng đình công.

Lần đó mình đã tự cứu bản thân bằng cách đi retreat ở Kancana. Cái hôm bước xuống sân bay, mình chẳng còn một chút sinh khí. Ngồi trên taxi mà phải nhắm tịt mắt lại. Đến cái boutique hotel, cô chủ nhìn mình ái ngại: “Nếu có cần thuốc gì thì cứ hỏi chị nhé”.

Đi retreat về, mình như được sạc đầy năng lượng rồi bình năng lượng lại càng dần và cạn rất nhanh theo từng dự án.

Đã qua cái thời mình gặp khách hàng khó tính. Giờ thì khách hàng của mình toàn những người siêu dễ thương, sao mình vẫn còn đuối?

Mình đã tự hỏi: mình già thiệt rồi sao? Hay không hợp với nghề? Hay là đang làm gì sai chăng? Có lúc đã nghĩ đến chuyện bỏ hết về quê trồng cây hay take a gap year…

Đọc cái đoạn ngắn này mà mình thở phào nhẹ nhõm. Thông điệp đến thật đúng lúc.

At a very deep level of the mind lie seeds of different kinds of mental tendencies which can bring various kinds of suffering. Your client’s vibrations contact the seeds of fear for the future that lie latent in depths of your mind. The vibrations of these seeds in you are exactly the same as those generated by your client. Your vibrations get tuned up with your client’s vibrations, stimulating your own fear and insecurity, your own seeds of misery. You may not even know that this is happening because it may not immediately show an effect. Slowly, over time, you will continue to be in contact with patients who are experiencing fear and gradually you will find that your problem is becoming magnified.

Unless you remove these seeds of misery from your mind, your job as a clinician will be harmful to your own mental and physical health. A lame person cannot support another lame person. A blind person cannot show the path to another blind person. How can you help others and protect yourself as well? The practice of Vipassana meditation provides an answer to this question.

Hy vọng là chia sẻ này sẽ hữu ích cho những bạn/ anh chị đang làm công việc coaching và cũng đang tìm kiếm câu trả lời như mình.

P.S.: Link đến bài viết của thầy Goenka:.

https://calm4-files.s3.amazonaws.com/prod/public_pdfs/6132/Keeping_our_Own_Minds_Healthy.pdf