Nhiều năm về trước tôi đã có một cuộc tranh luận ‘bốc khói’ với một bạn Regional senior brand manager và sếp bạn ấy khi cả team họp bàn ý tưởng cho một chiến dịch quảng cáo Tết. Câu hỏi được mang lên bàn mổ xẻ là: Có hay không nên có Cảm xúc cho một bộ film quảng cáo Tết mà vẫn đạt call to action cao?

Câu trả lời của tôi lúc ấy: Chắc chắn cần! Lúc đó không được trang bị những kiến thức psychology nên tôi chỉ trả lời theo trực giác của mình. Tôi đã nói với bạn: N, nếu tôi muốn bạn trừng phạt một ai đó, tôi phải làm cho bạn Giận dữ về người đó. Nếu tôi muốn bạn làm theo một yêu cầu nào đó, tôi phải làm cho bạn cảm thấy cảm thấy Hào hứng để bắt đầu việc đó. Làm sao không có Cảm xúc mà chúng ta có thể mong đợi người tiêu dùng hành động?

Tết năm ấy bộ phim quảng cáo nhãn hàng yêu thích của tôi vẫn có Cảm Xúc, nhưng tôi đã không giúp công ty tiết kiệm được chi phí đánh giá hai bộ phim đầu tiên. Chúng fail ngay khi được kiểm tra với người tiêu dùng vì không có chút Cảm Xúc.

Emotion hay E-motion có nghĩa là Energy for motions – Năng lượng để hành động. Mỗi Cảm Xúc đều mang theo một thông điệp nào đó và luôn xui khiến chúng ta phải hành động. Giận dữ muốn bạn trừng phạt một ai đó. Sợ hãi khuyên bạn nên bỏ trốn, hoặc đối mặt và chiến đấu. Hào hứng giục bạn hãy bắt tay vào làm ngay. Nếu được trang bị thêm kiến thức psychology về từng loại Cảm Xúc, bạn sẽ có khả năng ‘kêu gọi’ những bạn Cảm Xúc có thông điệp phù hợp hỗ trợ key message bạn muốn truyền tải để chạm đến trái tim người tiêu dùng.

MV ‘Đi để trở về’ mùa 1 của Biti’s đã rất thành công trong việc truyền tải chùm Cảm Xúc tương tác và hỗ trợ thật hoàn hảo cho thông điệp chính của chiến dịch quảng cáo: Khuyến khích giới trẻ ĐI THẬT XA để khám phá & TRỞ VỀ NHÀ.

MV này là một màn trình diễn của những bạn Cảm xúc dễ chịu như Tò mò (khám phá những điều mới lạ), Cam đảm (vượt qua những thử thách nho nhỏ trên đường đi), Thích thú (với những trải nghiệm mới), Tự hào (mình đã trưởng thành hơn) và NOSTALGIA (Hoài niệm) (trân trọng những khoảnh khắc đẹp) và đây là Cảm xúc chủ đạo đọng lại trong lòng người xem.

Thông điệp của Hoài niệm nhắc nhở chúng ta về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, làm ta khao khát để có lại được những khoảnh khắc tuyệt vời đó.

Điểm hay của MV này là không mất một cảnh quay nào cho những câu chuyện về quá khứ, cũng không gắn kết Nostalgia với bạn Nỗi buồn của sự mất mát làm cho người xem chìm đắm trong sự bi thương, mà lại làm cho người xem cảm thấy thôi thúc muốn hành động ngay lập tức: Đi và Trở về. Bí mật nằm ở chỗ Nostalgia của ‘Đi để trở về’ được đi cùng với bạn cảm xúc Love.

Tình yêu thương vô điều kiện của mẹ, tough love của cha là điều vô giá khiến chàng trai phải quay về. Nhưng rồi những kỷ niệm đẹp và tình cảm đáng quý bạn ấy thu nhặt trên hành trình khám phá của mình: ánh mắt chân chất của các cô bán hàng, nụ cười ngây ngô của các em nhỏ… là một Nostagia khác làm động lực cho bạn tiếp tục những hành trình mới trong tương lai và Biti’s chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho bạn ấy.

Với bài viết này, tôi hy vọng các bạn trong lĩnh vực Marketing đã đăng ký khóa học THE WAY OUT IS IN sẽ thấy excited hơn về những kiến thức sắp được học. Các bạn sẽ có thêm một ‘ngôn ngữ’ mới để tự cảm nhận/ tăng khả năng gut feel của mình về những quảng cáo của nhãn hàng trước khi mang đi kiểm tra với người tiêu dùng.

Hãy liên hệ tôi qua địa chỉ email pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com để biết thêm thông tin về khóa học 2 ngày: THE WAY OUT IS IN nhé.