Team bạn có được thoải mái thể hiện cảm xúc khi làm việc cùng nhau?
Hay thể hiện cảm xúc là điều cấm kỵ trong văn hoá công ty?

Khi các thành viên trong team được thể hiện cảm xúc, ảnh hưởng của việc này ra sao?
Cả team hiểu và gắn bó với nhau hơn hay làm cho tình hình thêm căng thẳng?

Ở nhiều nơi làm việc, cảm xúc , đặc biệt là cảm xúc tiêu cực, vẫn còn là điều cấm kỵ. Những cuộc họp quan trọng có thể phải dừng lại nếu như cuộc thảo luận bắt đầu trở nên gay gắt. Nếu lắng nghe và quan sát kỹ, bạn có thể thấy, không có một cảm xúc nào được gọi tên.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, khi cảm xúc (tiêu cực) được gọi đúng tên, nó luôn luôn làm tổn thương những người trong cuộc.

Thử tưởng tượng, trong một cuộc họp, có ai đó nói với bạn: “Tôi thất vọng về bạn!” – nhiều khả năng, bạn sẽ trằn trọc hết vài tuần.

Còn nếu sếp nói: “Anh/ chị đang rất lo sợ trong tình huống này” – chắc bạn cũng sẽ mất ngủ cùng sếp.

Chuyện gì đang xảy ra?

Từ hồi còn đi học cho đến khi có đủ bằng cấp để bước vào văn phòng làm việc, chúng ta rất hiếm được học, được bổ sung kiến thức về cảm xúc. Mỗi khi căng thẳng, chúng ta hoặc là bộc phát (sau đó hối tiếc), kềm nén (rồi ấm ức) hoặc lãng tránh (rồi không giải quyết được vấn đề).

Theo nghiên cứu của Dan Newby và Curtis Watkins, mỗi cảm xúc đều có nét đặc trưng độc đáo. Chúng có thông điệp riêng và có sức đẩy bắt chúng ta phải hành động theo ý muốn của chúng.

Hiểu được bản chất của cảm xúc: Cảm xúc từ đâu mà ra, gọi đúng tên cảm xúc trong mỗi tình huống, hiểu được thông điệp của cảm xúc có liên quan là ta đã có thể nhìn thấy cách giải quyết vấn đề.

Thất vọng (Disappointment) là cảm xúc rất phổ biến nơi công sở. Không hiểu rõ được bản chất của Thất vọng (chỉ là nhận được điều không đúng kỳ vọng), người trong cuộc dễ dàng chuyển sang Tức (Resentment) hoặc Giận (Anger) với những thành viên khác trong team.

Disappointment’s message: This isn’t what I expected.
The impulse for action: to look for the disconnect.

Anger’s message: This is wrong or unjust.
The impulse for action: to punish

Resentment (Ấm ức‘s message): it shouldn’t be like this; this is unfair; I shouldn’t have to do this.
The impulse for action: to resist and get even.

Source: The field guide to emotions by Dan Newby and Curtis Watkins

Thay vì nói: Tôi thất vọng về bạn.
Sẽ hiệu quả hơn, công việc sẽ chạy nhanh hơn nếu ta nói: đây không phải là điều tôi kỳ vọng. Sau đây là những điều tôi kỳ vọng về dự án này…

Hello Emotions! là chương trình được thiết kế nhằm giúp team leader và các thành viên cùng ngồi lại với nhau để tìm tiếng nói chung/ ngôn ngữ chung trong những tình huống căng thẳng có liên quan đến cảm xúc.

Không chỉ có thế, cả team sẽ cùng nhau học cách nuôi dưỡng những cảm xúc lành mạnh cho sức khoẻ tinh thần của tập thể.

Nếu bạn cần một facilitator giúp team bạn có một không gian an toàn, nhẹ nhàng, gần gũi để bắt đầu hành trình tìm hiểu cảm xúc, bạn chỉ cần inbox hoặc email cho mình qua pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com. Email/ tin nhắn của bạn sẽ được hồi âm trong vòng 24 giờ.

P.S.
Hôm trước mình facilicate StrengthsFinder workshop, mình rất ngạc nhiên khi một bạn cho sếp bạn ấy feedback là: lần chị ấy nhờ mình đến chia sẻ kiến thức về thế giới cảm xúc cách đây hơn một năm, bạn thật sự trân trọng và cảm động. Lần đó bạn đã bắt đầu hiểu sếp bạn thật sự quan tâm đến sức khoẻ tinh thần của cả team.

Chia sẻ của bạn làm mình nhớ đến World Economic Forum report 2025. Báo cáo này có một đồ thị thú vị. Nó cho thấy công ty không nghĩ rằng việc hỗ trợ well-being của employee là quan trọng trong việc giữ nhân tài, nhưng trong suy nghĩ của employee thì hoàn toàn ngược lại và gap trong hai suy nghĩ này là lớn nhất so với các yếu tố khác được khảo sát như cung cấp các khoá học reskill/ upskill, cho nhân viên làm việc tại nhà, có chế độ hưu trí tốt… và thậm chí là tăng lương.

P.P.S.
Chân thành cảm ơn các anh chị senior leaders tại Sun Life đã tin tưởng và cho phép mình đồng hành cùng team qua chương trình Hello Emotions! trong gần một năm. Chân thành cảm ơn em Thảo Nguyễn, hiện là Finance Business Partner tại Sun Life, đã chia sẻ cảm nhận sau chương trình.

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Executive & Corporate Well-being Coach

Link đến World Economic Forum report:
https://reports.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs_Report_2025.pdf