Có một lần tôi chứng kiến một cuộc hội thoại giữa một anh sếp rất to và nhân viên của anh ấy ở giữa văn phòng:
…..
Sếp: Bạn lại bắt đầu đưa ra ý kiến với quá nhiều cảm xúc.
Bạn nhân viên: Không! Tôi đã tìm tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Những gì tôi thể hiện không phải là quá nhiều cảm xúc mà vì tôi quá đam mê (passionate) dự án này.
….
Tại thời điểm đó, suy nghĩ trong tôi và một vài đồng nghiệp đứng gần đấy là không biết có nên đứng lại hay bỏ đi để không phải nghe một cuộc tranh luận ‘bất thường’ như vậy không. ‘Cảm xúc’ một chủ đề theo tôi được hiểu là rất nhạy cảm ở những nơi làm việc chuyên nghiệp. Tôi đoán bạn nhân viên này chắc đã ‘được’ sếp nhận xét về cách thể hiện cảm xúc của mình không dưới một lần nên đã tìm tài liệu nghiên cứu để chứng minh cách thể hiện của bạn là bình thường. Bình thường ở đây là không bị gắn cái mác ‘có cảm xúc’ (emotional).
Ở chốn công sở, đặc biệt là những môi trường làm việc chuyên nghiệp, Cảm xúc là một chủ đề nhạy cảm, và cần được loại bỏ triệt để khi ra các quyết định quan trọng. Nhưng điều đó có đúng? Trong cuốn ‘Emotional Intelligence’ của Daniel Goleman (The Groundbreaking New York Times best seller) có chia sẻ một nghiên cứu trên một người bị tai nạn. Sau tai nạn ông ấy hoàn toàn khỏe mạnh, đi lại bình thường. Chỉ duy nhất phần não nơi cảm nhận cảm xúc bị tổn thương và không thể hồi phục. Khi bác sỹ tâm lý yêu cầu ông ấy ra một quyết định đơn giản là book hẹn gặp bác sỹ lần tiếp theo. Thế mà ông ấy ngồi mãi không ra quyết định được. Không có Cảm xúc, ông ấy không biết nên ưu tiên và chọn ngày nào.
Trừ khi chúng ta là robot. Đã là con người thì tất cả chúng ta đều có Cảm xúc. Dù có chấp nhận hay không, có hiểu biết về chúng hay không, chúng ta luôn mang Cảm xúc bên người 24/7.
Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong các quyết định hằng ngày của chúng ta. Điều chúng ta cần có sự hiểu biết là phân biệt giữa Cảm xúc và Drama (cách chúng ta thể hiện một cách quá mức những cảm xúc ra bên ngoài).
Drama có thể được tạo ra khi chúng ta có quá nhiều Cảm xúc và bị điều khiển bởi những Cảm xúc này, do không hiểu được thông điệp của chúng hoặc hiểu sai.
Drama cũng được tạo ra khi chúng ta cố gắng kiềm nén Cảm xúc quá mức. Cảm xúc không được giải tỏa bằng cách thấu hiểu thì sẽ không tiêu tan đi mà sẽ tích tụ và căng phồng lên. Giống như một chiếc bong bóng được bơm khí. Đến một lúc nào đó sẽ nổ tung với sức công phá của Drama.
Hiểu về Cảm xúc sẽ giúp bạn làm chủ bản thân và làm chủ những tình huống với sự có mặt của Drama được tạo ra từ môi trường xung quanh.
HIỂU VỀ EMOTIONS ĐỂ TRÁNH DRAMA NƠI CÔNG SỞ BẠN NHÉ.
Khóa học 2 ngày vể Cảm xúc: THE WAY OUT IS IN sẽ cho bạn biết những bí mật ấy. Bạn có thể liên hệ tôi pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com để biết thêm thông tin nhé.