Bạn học ngày học đêm để lọt được vào top sinh viên tốt nghiệp ra trường. Rồi bạn luyện ngày luyện đêm chuẩn bị và học thuộc tất cả các câu hỏi hóc búa để đậu phỏng vấn vào công ty mình hằng ao ước. Chưa kịp dừng lại thở, bạn lại tiếp tục cày ngày cày đêm để hoàn thành công việc thật tốt, tạo được lòng tin ở sếp và đồng nghiệp để đạt được vị trí mình mong muốn.
Ngày đẹp trời ấy rồi cũng đến, bạn được promote lên vị trí Manager, vị trí quản lý đầu tiên trong cuộc đời đi làm của mình. Bạn vui sướng không tả được. Đó là cột mốc đầu tiên chứng minh cho cả thế giới biết bạn đã trở thành ‘một ai đó’ với một ít ‘quyền lực’ trong tay.
Bạn bắt đầu có nhiều tự do hơn trong công việc của mình. Bạn đã có quyền ra một số quyết định khá quan trọng. Bạn bớt bực bội hơn khi ít phải làm những việc mình không thích. Thế nhưng có cái gì đó không ổn. Bạn thấy mình bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề nhức óc về mặt ‘con người’. Có đôi khi bạn ngờ vực: Mình có được sinh ra làm leader hay không? Mình có tố chất của một leader hay không?
Tôi đã từng tuyên bố với một vài người bạn thân thiết của mình rằng ‘Mình sẽ happy mãi mãi ở vị trí Senior Manager’. Sâu thẳm trong tôi, đó không phải là câu nói của một người đã hoàn toàn hài lòng về những gì mình đang có, mà là câu bào chữa cho sự thiếu tự tin trong việc làm việc với con người. Tôi đã âm thầm tin rằng mình không được sinh ra để làm lãnh đạo.
Nếu bạn đã đọc cuốn Emotional Intellgence của Daniel Goleman, best selling author của New York Times này đã chứng minh leadership/ khả năng lãnh đạo có mối liên hệ rất chặt chẽ với trí thông Cảm xúc. Và nếu bạn đọc cuốn Strengths based Leadership của Tom Rath, bốn nhu cầu cơ bản một leader cần phải thỏa mãn cho nhân viên của họ để được xem là một inspiring leader cũng liên quan đến 4 Cảm xúc quan trọng: Trust, Compassion, Security (Support) và Hope.
Điều này cũng dễ hiểu. Càng lên cao bạn càng làm ít những công việc mang tính kỹ thuật và làm nhiều những việc liên quan đến con người: khích lệ/ động viên nhân viên, xây dựng những mối quan hệ chủ chốt để giúp bạn đi đến mục tiêu, tạo ra ảnh hưởng lên người khác… Mà con người thì luôn đi kèm với Cảm xúc và ra quyết định dựa trên Cảm xúc. Làm sao để hiểu được Cảm xúc của họ để xử lý các tình huống không những hợp lý mà còn hợp tình là cả một nghệ thuật để thu phục nhân tâm.
Ở tất cả các chương trình học từ lớp 1 đến khi tốt nghiệp ra trường, chúng ta được dạy rất nhiều về những kiến thức để hỗ trợ IQ (thông minh trí tuệ). Cảm xúc lại là một lĩnh vực còn bỏ ngỏ. Do đó nếu bạn còn gặp khó khăn trong việc làm việc/ dẫn dắt đội nhóm, điều đó cũng không có gì là khó hiểu.
Thông minh trí tuệ là do di truyền. May mắn được thừa hưởng từ những bộ gen tốt sẽ có được IQ cao. Nhưng thông minh Cảm xúc thì luôn có thể học và luyện tập được. Ai sinh ra cũng đều có thể trở thành một inspiring leader. Hãy bắt đầu trang bị cho mình những kiến thức psychology hữu ích về EQ cho con đường sự nghiệp của mình bạn nhé.
Bạn có thể contact tôi pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com để nhận được thông tin về khoá học 2 ngày về Cảm xúc: ‘The way Out is In’ bạn nhé.
Sau đây là chia sẻ của Vũ Hương Thảo
IQ is a matter of winning a lottery pot but EQ is trainable. One of the best personal development courses I experienced. I am so glad that coach Thao Pham finally openned this to the public. Understanding my emotions helped me end my day in a good sleep, appreciate what truly matters and let go of negative energy 😇