Trong cuộc đời đi làm, chắc hẳn mỗi chúng ta có một (vài) lần nhận feedback làm mình cảm thấy tổn thương.

Gần 8 năm về trước, mình nhận được một feedback ẩn danh trong đợt đánh giá performance cuối năm. Đọc xong xoá luôn số điện thoại của anh đồng nghiệp mà mình nghĩ là đã cho mình feedback đó =)). Sau vài năm tình cờ đọc lại, chợt nhận ra giọng văn là của một người khác. Cũng may lúc đó cũng không làm gì/ nói gì để làm hỏng mối quan hệ giữa hai người. Hú hồn! =))

Tết này không đi đâu, tranh thủ nghe webinar của International Coaching Federation, nghe được session của chị Tara Mohr “Executive and Leadership Coaching Community of Practice – Helping Clients Unhook from Praise and Criticism“, mình học được một góc nhìn thú vị về negative feedback.

Tara có 10 năm kinh nghiệm trong việc giúp các khách hàng của chị đối mặt, xử lý và thậm chí là chữa lành sau khi nhận negative feedback. Sau đây là 3 bước cơ bản Tara dùng cho bất cứ tình huống nào:

1.  REFRAME the feedback: The feedback doesn’t tell you any facts about you; it tells you something about the perspective of the person giving the feedback. Reframe the feedback as information about them. What does this tell you about their priorities or preferences?

Ngồi nghe webinar đến câu “The feedback doesn’t tell you any facts about you; it tells you something about the perspective of the person giving the feedback.” làm mình giật mình thật sự.

Trong quá khứ, khi nhận negative feedback, suy nghĩ của mình bao giờ cũng là nhớ lại tình huống đã xảy ra, suy nghĩ xem mình đã làm gì sai, cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoặc tức giận/ cảm thấy bị tổn thương, rồi nghi ngờ năng lực bản thân mà chưa bao giờ nhận ra những điều người cho feedback đã nói/ đã viết là từ GÓC NHÌN CHỦ QUAN của họ. Và đương nhiên là đứng trước một tình huống, những người khác nhau sẽ có những góc nhìn chủ quan rất khác nhau.

Từ REFRAME rất thú vị. Một trong vài nghĩa của nó là: Đặt bức tranh vào một cái khung khác. có lẽ bạn cũng nhận ra, một bức tranh được đặt trong các khung có màu/ thiết kế khác nhau có thể trông rất khác nhau. Trong tình huống này cũng thế. Nếu mình có thể bỏ cái khung người NHẬN feedback (chỉ tập trung suy nghĩ về mình) và đặt những lời feedback này trong một cái khung người CHO feedback:

(1) feedback này được cho từ góc nhìn chủ quan của người cho feedback và

(2) tìm hiểu xem “feedback này nói cho chúng ta biết điều gì về những ưu tiên, sở thích của người cho feedback”?

Chúng ta sẽ có thể lấy lại bình tĩnh trong những tình huống căng thẳng này.

2.  Is the feedback truly RELEVANT? Women forget to ask this, and instead feel they have to incorporate all feedback. We need to ask: is this feedback essential to incorporate in order to achieve my goals? Those goals might include professional ones (like getting work published) or personal ones (like a loving relationship with family members.) If the feedback is not truly relevant to your aims, you have permission to not attend to it.

Không phải tất cả các feedback đều cần được tiếp nhận. Chúng có quan trọng cho việc đạt được mục tiêu trong công việc của ta hay không? Nếu không thì đừng thèm quan tâm đến chúng.

3.  REVISE your approach. If your answer to #2 is yes, then you can think about how you can revise your approach to work with/relate to this person more effectively, now that you know more about their needs and perspective. Going back to #1, the feedback isn’t a verdict on how you measure up – it just tells you how to be more impactful in your relationship with them.

Cuối cùng thì feedback chỉ cho chúng ta biết cách để có ảnh hưởng lớn hơn trong mối quan hệ giữa ta và người cho feedback mà thôi.

Hy vọng là góc nhìn mới của Tara Mohr về negative feedback sẽ giúp bạn phần nào chữa lành những vết thương trong quá khứ (như trong trường hợp của mình ;))) và giúp bạn đối mặt với những negative feedback trong tương lai dễ dàng hơn.

Các bạn có ICF membership có thể nghe webinar ở đây:

https://learning.coachingfederation.org/diweb/catalog/launch/package/4/eid/14190745

Các bạn không có ICF membership có thể tìm hiểu thêm về Tara Mohr và các khoá học của chị ấy ở các links sau:

About Tara Mohr:

https://www.taramohr.com/about-tara/

Navigating feedback by Tara Mohr

https://www.taramohr.com/tools-and-inspiration-for-playing-bigger/navigating-feedback/

Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach