Bạn bè thân thường làm gì khi ta khởi nghiệp Coaching? 

Những ngày đầu tiên khi ta mới học được vài kỹ năng coaching cơ bản, khi chẳng ai dám thử thì một số đứa hào hứng làm chuột bạch cho ta coach đến lên bờ xuống ruộng. Kết quả thế nào tụi nó cũng khen lấy khen để. Một số đứa khác sẽ chực chờ FB, LinkedIn để like, share, comment bài của ta nhiệt liệt làm ta cứ ngỡ mình là coach xịn cỡ siêu sao thế giới. 

Sao bao năm miệt mài làm việc, ta đinh ninh chúng nó đã thấm nhuần tư tưởng coaching, cho đến một ngày trời mưa tí tách, bên ấm trà nghi ngút khói, ta tình cờ nghe những câu hỏi làm ta … rụng rời:

‘Ê, tui không hiểu sao coaching là bà đặt câu hỏi mà tui lại tìm được câu trả lời? Tui đang bí thì làm sao tui có câu trả lời được?’

‘Tui đang làm sales, bà có background làm research, làm sao bà giúp tui được?’

‘Mà thật ra Coaching là cái gì? Nó khác gì với training, mentoring?’

Bàng hoàng tập 1. Không thể tin được, thế là nhắn tin cho một vài học viên cũ ở các lớp học Cảm xúc, các bạn cũng đã theo dõi bài của mình một thời gian dài. Rồi nhận được tin nhắn: ‘Em cũng đang gặp một số thách thức trong công việc, mà cũng không biết coaching giúp được gì’. Bàng hoàng tập 2. Mình làm coach với mong muốn giúp người khác mà người ta không biết mình có thể làm gì để giúp họ thì thật sự có vấn đề ở mình. 

Do đó, với những posts có hashtag #HowOntologicalCoachingCanHelp sẽ trả lời các câu hỏi, giúp các bạn tò mò về lĩnh vực coaching hoặc mong muốn được trợ giúp từ người Coach, mà không hiểu Coach có thể giúp gì cho mình, sẽ có thêm thông tin. 

Ontological coaching là gì? 

Ontological coaching – tạm dịch là coach theo trường phái Bản thể học. Trường phái này được tạo ra dựa trên nghiên cứu về Being (tạm dịch là bản thể) của con người. Nếu các bạn có tìm hiểu về tâm lý học hiện đại, chắc đã quen thuộc với triết lý: BẢN THỂ QUYẾT ĐỊNH HÀNH ĐỘNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG: BE – DO – HAVE. 

Ví dụ như Bill Gates là (BE) người dám chịu rủi ro, ông đã nghỉ học giữa chừng để mở công ty (DO), điều này giúp ông có được danh vọng và thành công (HAVE). 

Nói cách khác, nếu ta có một mục tiêu cần đạt, hoặc một thử thách cần vượt qua, điều quan trọng cần làm là quay về xem xét bản thể (being) của chúng ta trước, xem Being của mình có phù hợp với hoàn cảnh/ cơ hội thì kế hoạch hành động mới vững chắc và cơ hội thành công mới cao. 

Ví dụ: ta có cơ hội được lên chức, quản lý một team to hơn rất nhiều, mà being của ta chưa sẵn sàng (vẫn còn ôm đồm nhiều việc về mình, chưa dám phân bổ bớt công việc cho nhân viên), thì dù có cố gắng lên kế hoạch giao việc cho cấp dưới, ta vẫn không an tâm, rồi cũng sẽ nhảy vào ôm việc bất cứ lúc nào, đầu tắt mặt tối và đương nhiên là chẳng thể quản lý được team to hơn. 

Ontological coaching cho rằng Being của mỗi người gồm 3 yếu tố then chốt: Language (ngôn ngữ lời nói), Emotion & Mood (Cảm xúc & Tâm trạng) và Body (ngôn ngữ cơ thể). 

Các Coach theo trường phái Ontological Coaching được đào tạo cách lắng nghe ngôn ngữ Lời nói của khách hàng, cảm nhận Cảm xúc/ Tâm trạng của họ và quan sát ngôn ngữ Cơ thể (nét mặt, dáng ngồi, năng lượng thay đổi trong buổi nói chuyện…) để có thể đặt những câu hỏi phù hợp và chia sẻ những quan sát của mình về being (bản thể) của khách hàng, giúp họ có cái nhìn mới về bản thể (Being), từ đó có thêm nhiều kế hoạch hành động mới (Do) đi đến mục tiêu (Have). 

Tại sao là Ontological Coaching? 

Đơn giản là vì hồi tôi mới lấy được chứng chỉ StrengthsFinder Coaching của Gallup thì được đồng nghiệp HR công ty cũ giới thiệu Ontological Coaching. Thấy hay quá nên miệt mài theo học ròng rã 10 tháng trời. Học xong mới biết đây là chương trình đào tạo Accredited Coach Training Program (+125 giờ đào tạo) được chứng nhận bởi Liên Đoàn Coaching Quốc Tế (International Coaching Federation). Cũng nhờ học và rèn giũa theo con đường Ontological Coaching mà tôi mới lấy được chứng chỉ Professional Coach Certificate của ICF.  

Nếu các bạn vào website của ICF sẽ thấy có hàng trăm trường phái khác nhau. Mỗi trường phái đều có vẻ đẹp riêng của mình. Tôi chỉ biết mỗi StrengthsFinder và Ontological Coaching nên sẽ chỉ dám chia sẻ những hiểu biết của mình về hai công cụ này. Tôi sẽ không bình luận hay so sánh gì với các công cụ khác. Đây cũng là một trong những nguyên tắc đạo đức hành nghề được quy định bởi ICF mà tôi rất thích. 

Sau đây là chia sẻ của bạn Nguyễn Thị Thanh Vy – Trước đây là Brand Manager của SSA Sport – về trải nghiệm của bạn với Ontological coaching.

Sometimes I realized most of the barriers that stop me from doing anything are from fears deep inside myself. The best way to overcome the fears is the journey to find, understand, confront and deal with the fears. Finding those fears has never been an easy task as I often tend to lie myself just to…feel good and do not know the logic that leads me to the answer in particular. Chi Thao is an excellent tour guide that I need for that journey. She guided me thru the conversations between me and…myself of events happened in the past that formed my fears. After a consistency of practice, there is a significant change in my attitude about the fears, which contributes to my confidence to do things I want and receive the unexpected result. As we are all human beings, not a machine, we lived biasedly with our emotions and experiences, I would recommend anyone to try out the Ontological coaching with chi Thao, she is more than the logical AI learning machine

—–

Nếu các bạn muốn học Ontological Coaching thì có thể liên hệ joylynn@theworkspartnership.com. Khoá học thông thường tổ chức ở Singapore vì thầy cô từ rất nhiều quốc gia sẽ bay về dạy như US, UK, Brazil… Tình hình hiện tại thì có thể sẽ học online. 

Nếu các bạn muốn hiểu thêm Ontological Coaching có thể giúp gì được cho các mục tiêu của mình thì có thể liên hệ tôi qua pham-t-thanh.thao@overflowingbuckets.com. 

#HowOntologicalCoachingCanHelp