“Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu cho họ thì có làm cho mình trở thành một team leader yếu đuối?”
Không ít lần mình gặp được hỏi câu thú vị này và mình hoàn toàn hiểu nỗi băn khoăn của các bạn/ các anh chị đang dẫn dắt đội nhóm.
Nhớ lại hồi xưa, khi mỗi còn ngày xách giỏ đến công ty, chẳng hiểu từ khi nào và bằng cách nào mà cái NIỀM TIN: “Thấu hiểu cho người khác sẽ làm cho mình trở nên yếu đuối và không thể trở thành một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng” lại ăn sâu trong suy nghĩ của mình qua năm tháng.
Nhưng mà có thật vậy không?
Nếu các bạn đã đọc cuốn “Lead with your strengths” của Tom Rath (tác giả của StrengthsFinder 2.0), Compassion là một trong bốn tố chất quan trọng tạo nên một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Kết quả dựa trên một nghiên cứu của Gallup với 10.000 nhân viên.
Trong nghiên cứu này, Gallup đã tiến hành khảo sát với hai câu hỏi đơn giản:
- Người lãnh đạo nào có ảnh hưởng tích cực nhất trong cuộc sống hàng ngày của bạn? (Khi bạn đã có ai đó trong tâm trí, vui lòng liệt kê tên viết tắt của họ).
(Nếu người trả lời kể tên một ai đó, Gallup sẽ tiếp tục với câu hỏi thứ 2) - Bây giờ hãy liệt kê ba từ mô tả chính xác nhất những gì người này đóng góp cho cuộc sống của bạn.
Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về kết quả, hãy tự mình trả lời hai câu hỏi trên. 😊
Trong các workshop mình được tham dự, khi các bạn trong nhóm được đề nghị kể lại một kỷ niệm đáng nhớ về sếp trực tiếp của mình, những câu chuyện về Compassion bao giờ cũng chạm đến trái tim của nhiều người. Đã có những giọt nước mắt từ sếp và nhân viên. Và không ít lần mình đã nghe những câu như “Sếp đi đâu nhớ cho em theo.”
Thông điệp của Compassion rất đơn giản: “Tôi hiểu bạn đang gặp khó khăn gì và tôi sẽ ở bên bạn trong thử thách này”.
Compassion’s message: I am with you in your challenges.
The Field Guide to Emotions by Dan Newby and Curtis Watkins.
Do đó, trong những tình huống căng thẳng, bạn có thể chọn lựa
Nghe theo lời của Giận “chuyện này sai” và ngay lập tức dùng năng lượng của Giận để trừng phạt người đã làm cho mình giận
hay
Dừng lại suy xét và chuyển hoá năng lượng của Giận thành Thương (Compassion) để tìm giải pháp và xử lý việc hợp lý hợp tình.Sự chọn lựa là ở bạn!
Mời bạn lắng nghe Podcast #6: Thương (Compassion). Trong episode này, mình kể lại một trải nghiệm cảm nhận được Compassion từ một anh Chủ tịch công ty khi còn làm ở vị trí cũ.
Link to Anchor: https://anchor.fm/love-your-emotions/episodes/Episode-6-Compassion-Thng-e1gpqpe
Link to Spotify: https://open.spotify.com/episode/29zmMejksy213H2wKsGdGu?si=p52a1H4lTrCykHlUJsCYEw