The Culture Map by Erin Meyer
Erin Meyer hiện là giáo sư của trường INSEAD. Một ngôi trường mình chỉ mới nghe tên vào năm 2017, hồi còn làm ở Singapore, khi một đồng nghiệp người Trung Quốc tuyên bố nghỉ làm để đi học. Lúc đó mình đã choáng khi biết số tiền bạn phải bỏ ra để theo đuổi chương trình MBA ở đây. =)) Cơ mà vừa tốt nghiệp xong bạn được nhận vào Boston Consulting Group. Chắc cũng đáng tiền. 😀
Công việc của Erin Meyer là giúp các nhà quản lý tại các công ty đa quốc gia hiểu sự khác biệt văn hoá giữa các lãnh thổ có tầm quan trọng kinh tế trên thế giới. Những hiểu biết này giúp các công ty phát triển văn hoá tổ chức, và giúp các cấp quản lý (expat) hoà nhập nhanh khi đảm nhận vị trí mới ở những đất nước xa lạ.
Trải nghiệm sống và làm việcc tại Châu Phi, Châu Âu và Mỹ đã thôi thúc Erin nghiên cứu cách thức truyền thông và hệ thống kinh doanh của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Các nghiên cứu của chị đã có mặt trên Harvard Business Review, The New York Times và CNN.
The Culture Map là quyển sách mà mình đã tiếp cận với rất nhiều e dè. Lúc đọc bản Kindle sample, mình cảm nhận rất rõ sự “chống đối” của bản thân với những chia sẻ của tác giả: “Lại là một quyển sách stereotype/ làm cho người đọc có cái nhìn quy chụp về con người ở từng quốc gia”, “lại khuyến khích dùng logic để đánh giá con người”… Vậy mà chỉ sau vài câu chuyện rất thật từ những trải nghiệm của tác giả, Culture Map đã thành công trong việc thuyết phục mình mua cả cuốn ebook.
Mình đã đọc The Culture Map trên chuyến xe bus đến Dhamma Kancana. Đọc được vài trang lại bỏ sách xuống rồi tủm tỉm cười (lâu lâu cười rung cả bụng một mình =))). Có cái gì đó vui vui, thú vị và thật ngạc nhiên, mình cảm thấy được CHỮA LÀNH.
EGALITARIAN vs. HIERARCHICAL CULTURES
Tạm dịch: Văn hoá theo chủ nghĩa quân bình và văn hoá phân cấp/ thứ bậc.
Egalitarian culture (Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan…): không có khoảng cách giữa sếp và lính, sếp lắng nghe/ đóng vai trò điều phối trong các cuộc họp, truyền thông có thể vượt cấp và thậm chí là không cần align với sếp trực tiếp…
Hierarchical culture (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ…) trái ngược hoàn toàn với Egalitarian culture: sếp luôn luôn đúng, thậm chí khi sếp rất sai thì sếp vẫn đúng. =))
Không chỉ đưa ra các định nghĩa khô khan. Erin kể cho chúng ta nghe những câu chuyện sốc văn hoá thật dễ thương. Như là một anh manager người Mexico, nhận được vị trí tại Hà Lan, đã choáng khi bạn admin từ chối đi ăn trưa với mình vì bạn ấy đã có hẹn với Tổng Giám Đốc (sếp của sếp anh ấy). Rất nhiều tình huống mà các cấp quản lý sinh ra và lớn lên ở những quốc gia có thứ bậc phải gào trong thầm lặng “Please remmeber I am your boss”. =))
Còn các anh quản lý ở các quốc gia có văn hoá quân bình khi chuyển sang các quốc gia thứ bậc cũng bất ngờ không kém, khi mà phong cách lãnh đạo siêu cool của mình lại làm team mới thất vọng: không quyết đoán, không có uy, làm cho cả bộ phận bị đánh giá là không có quyền lực… Đọc xong bần thần luôn. Hồi đó mình đã nghĩ về chị Vice President người Hà Lan y hệt như thế và cũng không có chút niềm tin về chị ấy.
Cách đây hơn một năm, mình đang ngồi cafe với bạn ở Gem Center thì một bạn HR của một công ty đối tác cười thật tươi đến chào mình. Mình vui và xúc động vì mình cũng rất quý bạn. Mình đứng dậy mỉm cười, hỏi han một chút. Chưa được hai phút thì bạn thấy sếp của bạn là chị CHRO đang đứng gần đó và gọi với sang: “Chị L ơi, chị Thảo nè chị” và mọi người có thể đoán được là mình đã hành xử như thế nào không? Mình đã rời khỏi chỗ của mình, tiến về phía chị ấy bắt tay chào.
Trong một thoáng, mình có thể cảm nhận được là bạn HR bị tổn thương (hoặc ít nhất là thất vọng về cách hành xử của mình). Tại sao hồi nãy mình đã không rời khỏi chỗ của mình, tiến đến nói chuyện và bắt tay bạn? Mình cũng đã thất vọng về chính mình. Tại thời điểm đó, mình cảm nhận rất rõ cái việc rời khỏi chỗ, bước đến bắt tay chị CHRO là một phản xạ rất nhanh. Cái sự quan sát/ tự ý thức chỉ có được sau khi hành động đã xảy ra chứ không phải kiểu hành vi mà mình đã có cân nhắc.
Mình đã tự hỏi có phải là mình là người chỉ coi trọng người có chức quyền và đã áy náy một thời gian dài. Đọc xong phần nghiên cứu này, mình đã nhẹ nhõm và cảm thông với chính mình: được sinh ra và lớn lên trong một môi trường văn hoá nào đó, suy nghĩ và hành động không phải có thể chọn lựa thay đổi bất cứ lúc nào mình muốn, nó là một phần máu thịt của mỗi người. Điều tốt nhất có thể làm là tăng khả năng tự nhận thức rồi từ từ điều chỉnh suy nghĩ/ hành vi (nếu muốn).
TASK-BASED vs. RELATIONSHIP-BASED CULTURES
Task-based culture: chữ tín được xây dựng dựa trên các hoạt động có liên quan đến công việc. Bạn làm việc tốt/ hiệu quả, bạn được đánh giá đáng tin cậy. Đồng nghiệp sẽ thích làm việc với bạn nhưng mối quan hệ chỉ dừng ở đây. Còn làm việc chung, còn chơi chung, hết làm việc rồi (dù là bạn tự nghỉ hay bị công ty sa thải chẳng hạn) thì mối quan hệ cũng chấm hết.
Relationship-based culture: chữ tín được xây dựng qua những lần đi ăn/ uống cafe/ beer… chung. Các mối quan hệ được xây dựng từ từ/ chầm chậm theo thời gian. Mọi người tìm hiểu/ chia sẻ nhiều khía cạnh trong cuộc sống cá nhân cho nhau và dần tin tưởng nhau hơn.
Đọc phần này xong mình đã hết thắc mắc/ hết ấm ức khi nhớ về rất nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc cũ – hầu hết đã phai mờ sau khi mình rời đi. Đó là nơi chẳng phải không thể xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Vấn đề nằm ở chỗ của mình đã xem thường/ có cái nhìn tiêu cực về những mối quan hệ Relationship-based, xếp chúng vào rổ “play political game”. Và thế là mình đã chọn cách tiếp cận task-based mà không hề biết được hệ quả của nó.
ACFECTIVE TRUST AT WORK. IS IT WORTH?
Một anh quản lý người Ý đã phải động não tìm điểm chung giữa mình và Indian team của ảnh. Anh ấy đã phải dành thời gian tìm hiểu loại nhạc team mình thích. Chit chat qua lại để hai bên từ từ thân nhau.
Ảhh nói: “If you don’t develop a good personal relationship with them, they will tell you everything is okay even the entire project has gone up in flames”.
“Gone up in flames” chính xác là tình huống mình đã trải qua và cái kết không thể “đẹp” hơn. Hồi đó mình không có direct report ở India nhưng phối hợp làm việc với một team bên ấy để chạy project. Đối tác marketing ngày ngày hỏi dự án đến đâu, mình hỏi bên kia thì hoặc là im lặng hoặc là rề rề. Đến lúc dự án gần bung bét, chịu hết nổi, mình đã escalate lên cấp quản lý cao hơn. Kết quả là mối quan hệ ngày đó cũng bung bét không kém.
Trời ạ, bí mật nằm ở đây sao?
Vô số bí mật kiểu vậy trong sách mà mình không kể hết. Chỉ biết là đọc xong thấy nhẹ nhõm quá chừng vì đã hiểu được rằng: chẳng phải tại mình hay tại ai, tại văn hoá thôi mọi người ạ. =))
Quyển sách này dành cho ai?
Theo góc nhìn của mình, The Culture Map không chỉ phù hợp cho các bạn đang sống và làm việc ở nước ngoài/ ở các công ty đa quốc gia mà cũng có thể hữu ích cho bất cứ ai còn đang đến văn phòng mỗi ngày. Theo trải nghiệm/ quan sát của mình, người Việt chúng ta cũng có sự khác biệt vùng miền và mỗi nhà quản lý cũng có sự khác biệt trong phong cách lãnh đạo của họ (có thể do môi trường giáo dục/ làm việc trên hành trình sống của họ).
Hiểu bản thân mình đang bị chi phối bởi văn hoá làm việc nào, hiểu văn hoá làm việc của sếp/ đồng nghiệp/ đối tác/ khách hàng… thì cũng giảm được khá nhiều dramas nơi công sở rồi đó.
Bạn đã đọc quyển sách này chưa? Trải nghiệm của bạn?
About Erin Meyer: https://erinmeyer.com/about