Negativity kills
Ngay sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Thiếu tá (Dr.) William E. Mayer, người sau này là bác sỹ trưởng khoa tâm thần của quân đội Hoa Kỳ, đã tiến hành nghiên cứu trên 1.000 tù binh chiến tranh bị giam giữ trong một trại tù ở Bắc Triều Tiên. Đây là một trong những trường hợp cực đoan và kỳ quặc nhất của chiến tranh tâm lý, để lại tác động tàn phá tinh thần cho tù binh Mỹ, được ghi nhận trong lịch sử chiến tranh.
Ở các trại giam giữ này, binh lính Mỹ không bị đối xử tàn ác theo tiêu chuẩn nhà tù thông thường. Họ có nơi ở, có đủ thức ăn, nước uống, không bị tra tấn về thể xác. Vậy mà có rất nhiều tù binh Mỹ đã chết trong các trại tâm trung này.
Nơi giam giữ họ không bị bao quanh bởi hàng rào kẽm gai. Lính canh có vũ trang không đi tuần xung quanh trại. Vậy mà không có tù binh nào thử vượt ngục. Binh lính Mỹ lại có xu hướng chống đối lẫn nhau, và đôi khi thân thiết với cai ngục Bắc Triều Tiên.
Khi tù binh được Hội chữ thập đỏ giải phóng đưa về Nhật, họ được phép gọi điện về cho người thân. Rất ít người làm chuyện này. Rồi khi được trở về nhà, họ cũng không giữ mối quan hệ bạn bè với nhau.
Thiếu tá William đã tìm ra căn bệnh của những tù nhân này: EXTREME HOPELESSNESS – TUYỆT VỌNG TỘT CÙNG. Họ hoàn toàn đầu hàng số phận, không còn chút động lực nào để chống trả, họ đơn giản là tìm đến cái chết.
Tỷ lệ chết trong các trại tập trung này là 38% – cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.
CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA Ở NHỮNG TRẠI GIAM NÀY?
Thiếu tá William đã tìm ra đòn chiến tranh tâm lý của quân đội Bắc Triều Tiên: Ultimate Weapon – trong đó, bốn chiến thuật đã được sử dụng:
(1) Informing: tù binh Mỹ được tưởng thưởng khi họ mách lẽo lẫn nhau. Người bị mách lẽo thật ra không bị phạt gì cả. Với đòn tâm lý này, cai ngục mong muốn phá vỡ mối quan hệ giữa các tù binh.
(2) Self-criticism: mỗi nhóm nhỏ tầm 10-12 tù binh được tập họp và chia sẻ. Từng người một đứng lên kể lại những điều tệ hại họ đã làm và những điều tốt mà họ đã thất bại/ không hoàn thành được. Mục tiêu: làm xói mòn sự tôn trọng, quan tâm, tin tưởng và sự chấp nhận của cộng đồng.
(3) Breaking loyalty to leadership and country: làm cho cấp dưới không còn tôn trọng cấp trên.
(4) Withholding all positive emotional support: tất cả thư từ từ gia đình thông báo tin vui bị giữ lại; thư từ thông báo tin xấu (người thân mất, vợ không đợi được chồng và sẽ tái hôn…) được cho đọc.
Kết quả là những tù binh Mỹ rơi vào trạng thái không còn gì để sống và mất niềm tin cơ bản vào bản thân và những người thân yêu của họ.
—
Cảm động bởi câu chuyện này, Don Clifton và các cộng sự đã nghiên cứu về tác động của tâm lý tích cực lên tinh thần và thể chất con người – và CliftonStrengths ra đời.
Nhưng đó là sứ mệnh của Don Clifton – father of StrengthsFinder.
Còn mình, mình nhận ra rằng…
Self-criticism – tự chỉ trích bản thân, chỉ tập trung vào tìm kiếm điểm yếu/ dùng điểm yếu làm động lực phát triển bản thân là đang tự khủng bố tinh thần của chính mình.
Hay nuối tiếc quá khứ, tự dằn vặt về những thất bại, hay tự trách mình về những điều chưa làm được mà quên đi việc công nhận những điều mình đã làm được cũng là một cách tự bạo hành tinh thần.
Bạn nhận được bài học gì từ câu chuyện trên?
Thao Pham
ICF Professional Certified Coach
Gallup Certified StrengthsFinder Coach
I partner with team leaders to co-create strengths-based cultures
Source: How full is your buckets by Tom Rath – Don Clifton’s grandson